Khoai sọ là cây thuộc chi Colocasia, họ Araceae, phân bố chủ yếu ở Nam Trung Á, bán đảo Malay và Ấn Độ. Theo thời gian loại cây này được đưa đến Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Quần đảo Thái Bình Dương và sau đó là Ả Rập, Châu Phi. Do đó, hiện đây được coi là một loại cây trồng nhiệt đới phân bố và được trồng ở nhiều nơi.
1. Cân bằng đường huyết
Ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường. Khoai sọ có chỉ số đường huyết thấp giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Sức bền thể lực sẽ tăng khi đường huyết được duy trì ở mức vừa phải, chúng không bị tụt xuống quá thấp sản sinh insulin.
Củ khoai sọ cũng hỗ trợ trong việc cân bằng lượng đường trong máu; nó làm giảm và kiểm soát lipid và triglyceride, nhờ đó giúp giảm cân và duy trì BMI. Khoai sọ cũng có đủ lượng chất dinh dưỡng như protein, canxi, thiamine, phốt pho, riboflavin, niacin và vitamin C, để duy trì làn da đẹp và sức khỏe tổng thể.
2. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Củ khoai sọ có hàm lượng chất xơ cao, là một nguồn thiết yếu để cải thiện sức khỏe tiêu hóa, vì nó làm tăng khối phân, cho phép di chuyển dễ dàng qua ruột. Ăn đủ chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và hội chứng ruột kích thích.
Khoai sọ giúp kiểm soát sự thèm ăn, vì chúng ta cảm thấy no hơn. (Ảnh internet).
Nó cũng kiểm soát sự thèm ăn, vì chúng ta cảm thấy no hơn. Vì cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa chất xơ hoặc tinh bột trơ một cách hiệu quả, nên chúng tồn tại lâu hơn trong ruột. Khi đến đại tràng, chúng bị vi khuẩn nuốt chửng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt.
Giá trị dinh dưỡng của củ khoai sọ
- 100g khoai sọ chứa khoảng 372,6 calo năng lượng và dấu vết của fructose (0,1g), glucose (0,1g), thiamine (0,05g), riboflavin (0,06g), niacin (0,64g), kẽm (0,17g), đồng (0,12g) và boron (0,12g).
- 1,1g protein
- 0,2g chất béo
- 1g tro
- 3,6g chất xơ
- 19,2g tinh bột
- 1,3g chất xơ hòa tan
- 15mg vitamin C
- 38mg canxi
- 87mg phốt pho
- 41mg magiê
- 11mg natri
- 354mg kali
- 1,71mg sắt.
3. Giúp ngăn ngừa ung thư
Củ khoai sọ có chứa polyphenol là các hợp chất phức tạp có nguồn gốc từ thực vật; Chúng là những chất chống oxy hóa tự nhiên có nhiều ưu điểm đối với sức khỏe, bao gồm khả năng ngăn ngừa ung thư.
Quercetin là polyphenol chính được tìm thấy trong củ khoai sọ, cũng như trong táo, hành và trà. Quercetin có thể đóng vai trò như một “hóa chất phòng ngừa”, vì chúng có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Nó có đặc tính chống oxy hóa ngăn ngừa tổn hại từ quá trình oxy hóa; có tác dụng hỗ trợ quá trình chết tế bào theo chương trình, ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào ung thư ở các giai đoạn khác nhau.
Theo một thí nghiệm được thực hiện trong ống nghiệm, các tế bào khoai sọ có thể ngăn chặn sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, nhưng không phải tất cả.
4. Thúc đẩy miễn dịch cơ thể
Củ khoai sọ và các loại rau nhiều tinh bột khác đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch. Chúng có nhiều lợi ích về dinh dưỡng cũng như sức khỏe. Chúng có các đặc tính chống oxy hóa, giảm cholesterol, điều hòa miễn dịch, hạ đường huyết và kháng khuẩn.
Tất cả các đặc tính này có thể là nhờ những chất có hoạt tính sinh học trong khoai sọ, cụ thể là các hợp chất phenolic, glycoalkaloids, saponin, axit phytic và protein hoạt tính sinh học. Vitamin C có tác dụng tăng cường và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, cúm thông thường, v.v… Các chất chống oxy hóa vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Khoai sọ có các đặc tính chống oxy hóa, giảm cholesterol, điều hòa miễn dịch...
5. Tăng cường lưu thông máu
Củ khoai sọ chứa tinh bột trơ, là loại tinh bột không bị tiêu hóa trong ruột non và được xuống đại tràng. Tinh bột trơ là môi trường tốt tạo điều kiện cho quá trình lên men và sản xuất axit béo. Nó có vô số lợi ích sức khỏe. Phản ứng đường huyết và insulin sau bữa ăn giảm, cholesterol và triglycerides huyết tương được hạ thấp và cải thiện chỉ số insulin của cả cơ thể. Dự trữ mỡ giảm, nhờ đó giúp các mạch máu dễ dàng thực hiện chức năng; giảm thiểu khả năng tắc nghẽn mạch.
6. Thúc đẩy sức khỏe da
Vitamin A, vitamin E và chất chống oxy hóa có trong củ khoai sọ giúp thúc đẩy sức khỏe của da. Cả vitamin và chất chống oxy hóa đều được biết là làm trẻ hóa các tế bào bị hư hại, giảm nếp nhăn và các vết trên da. Chúng cũng có thể chống lại tổn thương do gốc tự do và cho làn da khỏe mạnh. Điều này được thực hiện nhờ tác động đến đường truyền tín hiệu nội bào, chịu trách nhiệm cho tổn thương da. Do đó, chúng mang lại tác dụng bảo vệ chống viêm, tổn thương do ánh sáng hoặc nếp nhăn.
7. Giúp giảm cân
Củ khoai sọ chứa một tỷ lệ chất xơ tốt. Ăn chất xơ, hòa tan hoặc không hòa tan, đã được biết là làm tăng sự thỏa mãn sau bữa ăn và giảm cơn đói. Điều này là do chất xơ ngăn không cho chất thải bị dính, và khiến nó tạo thành khổi, di chuyển qua đường ruột chậm nhưng dễ dàng. Chất xơ giúp chúng ta thấy no lâu hơn và do đó tiêu thụ ít calo hơn.
8. Có đặc tính chống lão hóa
Vì khoai sọ rất giàu chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các chất chống oxy hóa sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và thay thế chúng bằng các tế bào mới, do đó giữ cho cơ thể trẻ trung trong một thời gian dài hơn. Chúng cũng có thể chiến đấu chống lại một số bệnh, cũng như bảo vệ chống lại tia UV.
9. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa ở cơ
Khoai sọ là một nguồn giàu magiê và vitamin E. Cả hai đã được biết là làm tăng chuyển hóa và duy trì chức năng cơ bình thường. Magiê trong chế độ ăn có thể tăng mức độ hoạt động thể chất. Nó có thể cải thiện tốc độ dáng đi, khả năng bật nhảy, sức mạnh cầm nắm, v.v ... Vitamin E có thể hiệu quả đối phó với sự mỏi cơ và tính chất co cơ. Khoai sọ cũng chứa carbohydrate rất cần thiết cho việc phục hồi cơ bắp và năng lượng sau một buổi tập luyện cường độ cao.
10. Duy trì thị lực tốt hơn
Vitamin A như beta-carotene và cryptoxanthin là những chất chống oxy hóa chính trong khoai sọ giúp cải thiện thị lực và sức khỏe của mắt nói chung. Vitamin A đã được chứng minh là hữu ích trong việc bôi trơn mắt khô. Nó cũng làm giảm nguy cơ mất thị lực có thể xảy ra do thoái hóa hoàng điểm. Vitamin A kết hợp với lutein có thể giúp cải thiện tình trạng cho những người bị mất thị lực ngoại vi.
Việc ăn quá nhiều carbohydrate thông qua khoai sọ sẽ khiến cơ thể dự trữ mỡ và dẫn đến tăng cân.
Tác dụng phụ của củ khoai sọ
Khoai sọ chứa nhiều carbohydrate và tinh bột. Tinh bột thường được giáng hóa thành glucose và chuyển thành năng lượng. Việc ăn quá nhiều carbohydrate thông qua khoai sọ sẽ khiến cơ thể dự trữ mỡ và dẫn đến tăng cân. Ăn quá nhiều carbohydrate hơn mức cần thiết trong một ngày, có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặt bạn vào nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, tốt nhất là không thêm nhiều thành phần khác như bơ, kem chua và các thành phần chất béo khác khi chế biến, có thể làm tăng lượng calo. Do đó, nên ăn khoai sọ như một món phụ hoặc chỉ là một bữa ăn nhiều tinh bột trong ngày cùng với một số loại rau. Điều đó giữ cho bữa ăn cân bằng mà không làm quá nhiều calo.
Bài thuốc giảm đau nhức, sưng tấy khớp từ khoai sọ
Theo Đông y: Tất cả các bộ phận của cây khoai sọ, đều có thể sử dụng làm thuốc.
Củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, lợi về kinh tỳ, vị và đại tràng; có tác dụng tán khối kết, tiêu u hạch ở cổ, khai vị, nhuận tràng, thông đại tiện; thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u, hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch bạch huyết…
Lá khoai sọ có vị cay, tính mát; có tác dụng cầm tiêu chảy, tiêu thũng độc; có thể sử dụng chữa tiết tả, tự hãn (vã mồ hôi khi hoạt động) hay đạo hãn (ra mồ hôi trộm khi ngủ), ung nhọt…
Cuống lá - dọc khoai sọ có vị cay, tính mát; tác dụng lợi thủy, điều hòa chức năng tiêu hóa, tiêu thũng; hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, thũng độc...
Hoa khoai sọ có vị the, tính bình, có độc; chủ trị chữa vị quản thống (đau dạ dày), thổ huyết, sa tử cung, trĩ sang (trĩ lở loét), thoát giang (sa trực tràng)...
Tất cả các bộ phận của cây khoai sọ, đều có thể sử dụng làm thuốc.
Bài thuốc từ khoai sọ:
Thành phần: Khoai sọ, gừng - lượng bằng nhau;
Cách dùng: Khoai sọ gọt vỏ thái miếng nhỏ, gừng giã nát lọc lấy nước. Cho khoai sọ vào nước gừng xay thành bột nhuyễn. Dùng một miếng gạc, phết bột thuốc lên dầy chừng 2-3 cm, đắp vào nơi tổn thương. Dùng băng cố định lại. Ngày thay thuốc 2 lần. (Theo Thực vật dược dụng chỉ nam).
Lưu ý khi sử dụng khoai sọ
- Thuốc bột khoai sọ nước gừng làm xong, dùng ngay trong ngày.
- Khoai sọ, dùng củ con, có tác dụng mạnh hơn củ cái.
- Đối với người dễ bị dị ứng khoai sọ, trước khi gọt vỏ, không dùng nước rửa khoai sọ, chỉ dùng khăn hoặc giấy lau sạch đất cát. Trường hợp bị dị ứng viêm tấy, thì giã gừng sống, lọc lấy nước bôi, rửa .
- Tỷ lệ khoai sọ/gừng có thể thay đổi, tùy theo thời tiết và cơ địa từng người. Cụ thể, người tạng nhiệt, đau nhức do nhiệt thì tăng thêm khoai sọ, giảm bớt gừng, có thể dùng 3 phần khoai sọ, 1 phần gừng. Người tạng hàn, đau do lạnh, thì có thể dùng 1 phần khoai sọ 2 phần gừng.
Dị ứng khoai sọ Một số giống khoai sọ khi sống hoặc chưa nấu chín có chứa một chất dạng tính thể nhỏ gọi là canxi oxalate, có vai trò như loại thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên. Ăn khoai sọ sống hoặc chưa nấu chín có thể phá vỡ các hóa chất này, gây cảm giác ngứa trong cổ họng và miệng, và có thể lan ra toàn thân. Ăn oxalate thậm chí có thể dẫn đến hình thành sỏi thận ở những người rất nhạy cảm. Tuy nhiên nấu chín khoai sọ đúng cách có thể dễ dàng ngăn chặn điều này. |