Những phát minh đạt giải Nobel Y học mang tính bước ngoặt

Sau 5 năm dày công nghiên cứu, Ronald Ross khám phá bản chất ký sinh của muỗi truyền bệnh sốt rét, được trao giải Nobel Y học năm 1902. 

Cơ chế truyền bệnh sốt rét

Nhà khoa học Ronald Ross bắt đầu nghiên cứu về bệnh sốt rét năm 1892 tại Ấn Độ. Phát hiện của ông về ký sinh trùng sốt rét trong ống tiêu hóa của một con muỗi năm 1897 đã chứng minh rằng sốt rét do muỗi truyền bệnh, đặt nền móng cho phương pháp chống lại căn bệnh này.

Phương pháp chữa bệnh tiểu đường

Năm 1921, Frederick Grant Banting và Charles Best đã chứng minh một chất gọi là trypsin ngăn chặn sự sản sinh insulin trong tuyến tụy. Các nhà khoa học biết rằng thiếu hụt insulin là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, tuy nhiên không thể tìm ra phương pháp để ngăn tình trạng này. Trong phòng thí nghiệm, Frederick và Charles đã chiết xuất thành công insulin từ chó để điều trị bệnh tiểu đường ở người.

Đầu năm 1922, bệnh nhân tiểu đường Leonard Thompson 14 tuổi, đang hôn mê được hai ông Frederick Grant Banting và Charles Best thử nghiệm tiêm insulin. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, kéo dài cuộc sống thêm 13 năm nữa. Frederick và Charles đã ủy nhiệm quyền sáng chế cho một ủy ban thuộc trường Đại học Toronto, không nhận bất kỳ nguồn lợi nào. Liệu pháp insulin hiện được thế giới sử dụng rộng rãi để điều trị tiểu đường.

Frederick Banting, khi đó 32 tuổi, trở thành người trẻ nhất được nhận giải Nobel Y học năm 1923.

Phân loại nhóm máu

Giữa những năm 1900, việc truyền máu không được thực hiện do máu của người truyền và người nhận không tương thích. Năm 1901, Karl Landsteiner đánh dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử y học khi phát hiện 4 nhóm máu A, B, O và AB, được phân loại bởi các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Khám phá của Karl về các nhóm máu đã loại bỏ rủi ro lớn trong quá trình truyền máu. Bảy năm sau phát hiện của Karl, ca truyền máu đầu tiên được thực hiện thành công tại New York (Mỹ). Karl Landsteiner được mệnh danh là "cha đẻ của ngành miễn dịch học", được vinh danh tại giải Nobel Y học năm 1930.


Karl Landsteiner dùng máu của chính mình để thí nghiệm. (Ảnh: ThoughCo).

Quy luật di truyền liên kết giới tính

Nhà sinh lý học, di truyền học Thomas Hunt Morgan được xem là "cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại", là nhà khoa học đầu tiên sử dụng ruồi giấm trong nghiên cứu di truyền. Sau khi nghiên cứu hàng chục vạn con ruồi giấm, ông đưa ra khái niệm về gene, lập được bản đồ phân bố gene trên các nhiễm sắc thể.

Tên tuổi của Thomas Hunt Morgan đi liền với tên tuổi Gregor Mendel, những người tiên phong trong ngành di truyền học.

Năm 1933, Thomas Hunt Morgan được vinh danh tại giải Nobel Y học nhờ khám phá ra vai trò của nhiễm sắc thể đối với di truyền.

Khám phá về Penicillin

Alexander Fleming từng đặt đĩa petri chứa đầy vi khuẩn trên bàn làm việc tại bệnh viện và tình cờ phát hiện có một loại nấm mốc phát triển xung quanh, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Nhờ phát hiện này, ông khám phá ra Penicillin - một chất có trong các tế bào nấm mốc, giết chết hoặc làm gián đoạn sự sinh sôi của vi khuẩn.

Giữa năm 1940, Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey cùng với các đồng nghiệp bào chế thành công một dạng Penicillin tinh khiết. Đây là loại thuốc kháng sinh đầu tiên con người sử dụng, hiện được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại.

Alexander Fleming, Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey cùng nhận giải Nobel Y học năm 1945.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Patrick Steptoe và Robert G. Edwards đã tìm ra giải pháp cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn muốn có con. Robert Edward đề xuất phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cho trứng thụ tinh với tinh trùng ở bên ngoài cơ thể và cấy phôi thu được vào tử cung người mẹ. Phương pháp IVF khi đó đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ dư luận, cho rằng phá vỡ các chuẩn mực đạo đức xã hội.

11h47 đêm 25/7/1978, khi cô bé Louise Brown chào đời tại Bệnh viện Oldham nhờ thụ tinh nhân tạo, phương pháp IVF mới chính thức đặt dấu mốc thành công. Xác suất thụ thai thành công bằng kỹ thuật IVF là 20%, tương đương xác suất thụ thai tự nhiên.

Năm 2010, Patrick Steptoe và Robert G. Edwards được trao giải Nobel Y học.


Robert G. Edwards (trái) và Patrick Steptoe. (Ảnh: Semantic Scholar).

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

James P. Allison nhận ra khi giải phóng tế bào miễn dịch có thể kích thích khả năng tấn công các khối u, do đó đã nghiên cứu một loại protein hoạt động như chất kìm hãm hệ miễn dịch. Ông phát triển ý tưởng này thành hướng tiếp cận mới để điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Nhà khoa học Tasuku Honjo cũng phát hiện một loại protein ở tế bào miễn dịch hoạt động như chất ức chế nhưng có cơ chế hoạt động khác. Các phương pháp điều trị dựa trên phát hiện của ông rất hiệu quả trong việc chống lại ung thư.

Công trình của 2 nhà khoa học giành giải Nobel Y học năm 2018. Liệu pháp miễn dịch mang lại hy vọng cho con người khi ung thư đang cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm.

Cập nhật: 05/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video