Sau khi biết những sự thật này, bạn sẽ "à" lên 1 tiếng bởi hóa ra con người thời Trung cổ có vẻ không "cổ" như chúng ta tưởng.
Khi nhắc đến thời Trung cổ, chúng ta thường vẽ nên viễn cảnh về một thời kỳ mông muội, con người thường sử dụng sức mạnh cơ bắp nhiều hơn đầu óc.
Điều này được đúc kết lại qua những truyền thuyết, bộ phim. Tuy nhiên, liệu những điều đó có thật sự đúng? Cùng tìm hiểu những quan niệm sai lầm về người Trung cổ qua tổng hợp dưới đây.
1. Người Trung cổ nghĩ Trái đất phẳng
Thật ra, ý tưởng về việc Trái đất phẳng tồn tại giữa cộng đồng người Scandinavi.
Thật ra, ý tưởng về việc Trái đất phẳng tồn tại giữa cộng đồng người Scandinavi (ở Đan Mạch) và nó cũng đã biến mất không lâu sau đó.
Trong khi đó, mọi người ở phần còn lại của châu Âu và Địa Trung Hải đều biết rằng, Trái đất là một khối cầu. Điều này được chứng minh bởi các bản ghi chép và bản đồ được lưu lại.
2. Columbus muốn chứng minh rằng Trái đất hình cầu
Vào thời Trung cổ, người ta đã biết Trái đất hình khối cầu.
Như đã đề cập ở trên, vào thời Trung cổ, người ta đã biết Trái đất hình khối cầu. Vậy nên không có lý do gì Columbus lại đi chứng minh một chuyện mà ai cũng đã biết.
Thật ra, thông qua những chuyến hải trình của mình, Columbus chỉ muốn chứng minh rằng thế giới rộng lớn hơn những gì con người thời đó biết. Ông tin, mình có thể di chuyển đến Ấn Độ bằng đường biển bằng cách đi về hướng tây. Tuy nhiên, thay vào đó, ông lại tình cờ khám phá ra châu Mỹ.
3. Đàn ông bắt người phụ nữ của mình mang đai trinh tiết
Những chiếc "quần lót sắt" này thật ra chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của "hậu bối".
Chắc hẳn chúng ta đều đã từng ít nhất một lần nhìn thấy "sự thật" này trên phim ảnh, khi những nhà quý tộc bắt người phụ nữ của họ mang trên mình chiếc đai giữ gìn trinh tiết, đề phòng có chuyện không hay lúc họ ra trận.
Tuy nhiên, những chiếc "quần lót sắt" này thật ra chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng phong phú của "hậu bối", nhằm tăng tính hài hước cho những bộ phim dã sử mà thôi.
4. Con người chỉ sống được đến khoảng 30 tuổi
Con số 30 này con số này ảnh hưởng rất nhiều do tỉ lệ trẻ em tử vong cao và bệnh tật.
Tuổi thọ trung bình của con người thời Trung cổ đúng là rất thấp, chỉ khoảng 30 tuổi. Tuy nhiên con số này ảnh hưởng rất nhiều do tỉ lệ trẻ em tử vong cao và bệnh tật.
Nếu một cá nhân có thể bước vào tuổi trưởng thành và không mắc phải bệnh hiểm nghèo, người này vẫn có thể sống đến 70 tuổi.
5. Không tắm
Phần lớn người dân khi đó cũng đã biết tắm rửa mỗi ngày.
Tất nhiên, vấn đề vệ sinh thời Trung cổ không được như chúng ta bây giờ. Tuy vậy, phần lớn người dân khi đó cũng đã biết tắm rửa mỗi ngày, đề cao chuyện vệ sinh cá nhân và tránh xa những người "bốc mùi".
Đây cũng chính là thời điểm mà việc dùng xà phòng trở nên phổ biến rộng rãi. Những nhà sản xuất xà phòng thậm chí có cả hội buôn bán riêng trong thành phố.
6. Phụ nữ không có bất kỳ quyền hành gì
Sự thật là vào thời điểm đó, phụ nữ đã có quyền thừa kế, mua tài sản hoặc quản lý nhà cửa.
Phụ nữ thời Trung cổ chắc chắn không được tự do và có nhiều quyền hành như hiện tại. Hầu hết họ phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc lập gia đình hoặc đi vào tu viện.
Tuy nhiên, vào thời đó, những người phụ nữ cũng đã được phép giúp cha và chồng của họ việc buôn bán và những nghề nghiệp khác. Họ cũng đã có quyền thừa kế, mua tài sản hoặc quản lý nhà cửa.
7. Không dùng dao nĩa
Những bộ dao nĩa dùng để ăn đã được dùng rất rộng rãi vào thời này.
Điều này hoàn toàn sai sự thật. Thực tế, những bộ dao nĩa dùng để ăn đã được dùng rất rộng rãi vào thời này. Chẳng hạn như nĩa đã xuất hiện ở Đế quốc Byzantine từ thế kỷ thứ 6, ở Ý từ thế kỷ thứ 11.
8. Phụ nữ bị hỏa thiêu nếu nghi ngờ là phù thủy
Vào thời Trung cổ, con người thậm chí còn không tin vào sự tồn tại của phù thủy.
Việc săn tìm phù thủy và hỏa thiêu là hoàn toàn có thật, nhưng lại là vào khoảng giữa thế kỷ 16 và thế kỷ 17. Vào thời Trung cổ, con người thậm chí còn phủ định và không tin vào sự tồn tại của phù thủy.
9. Đạo luật "The Lord’s First Night"
Sự thật là không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh đạo luật này có thật.
"The Lord’s First Night" là một đạo luật vào thời Trung cổ cho phép các lãnh chúa phong kiến có quyền quan hệ với những người phụ nữ dưới quyền mình.
Sự thật là không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh đạo luật này có thật, và các nhà sử học cũng cho rằng đạo luật này chỉ là "sai lầm tai hại" trong việc giải thích những văn bản lịch sử.