Những tranh luận về Diêm Vương tinh

Lấy âm nhạc, đèn máy ảnh và tiếng vỗ tay của khán giả làm nền, hai nhà tranh luận và một người hòa giải bước vào khán phòng.

Một bên là Neil deGrasse Tyson. Họ sẽ tranh luận về việc Diêm Vương tinh được coi là một hành tinh hay là một plutoid (thiên thể có quỹ đạo quay xung quanh mặt trời).

Tyson là giám đốc Cung thiên văn Hayden thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ tại New York. Ông ủng hộ việc giáng cấp Diêm Vương tinh. Ở phía đối diện là Mark Sykes, giám đốc viện Khoa học hành tinh tại Tuscon, Arizona. Ông không đồng ý với quyết định gần đây loại bỏ Diêm Vương tinh ra khỏi hàng ngũ các hành tinh.

Cuộc tranh luận về chuyện liệu Diêm Vương tinh có nên được coi là một hành tinh hay không nằm trong hội nghị “The Great Planet Debate: Science as Process” tại Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng thuộc đại học Johns Hopkins.

Trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, người hòa giải Ira Flatow thuộc tờ Science Friday đưa ra quy định: “Không được ném tên lửa bất kỳ loại nào lên sân khấu”. 

Hình ảnh của hệ Diêm Vương tinh nhìn từ bề mặt của Nix hoặc Hydra, hai trong số các mặt trăng của Diêm Vương tinh được phát hiện năm 2005. Khoảng cách từ Nix và Hydra đến Diêm Vương tinh xa gấp 2 đến 3 lần khoảng cách từ sao Diêm Vương đến mặt trăng lớn Charon của nó (ở bên phải sao Diêm Vương) được phát hiện vào năm 1978. (Ảnh: NASA, ESA và G. Bacon (STScI).

Thực tế cuộc tranh luận đón nhận được rất nhiều tràng vỗ tay, tiếng cười cũng như những nhận xét có phần ác ý, nhưng nói chung cũng là một trận chiến thân thiện. Không ai trong số Tyson và Sykes đưa ra được quan điểm cụ thể của họ về Diêm Vương tinh cũng như định nghĩa về một hành tinh.

Có bao nhiêu hành tinh?

Nói chung, Tyson nói rằng các phi hành gia cần phải có bộ từ điển hoàn toàn mới để nhóm các hành tinh và các vật thể giống hành tinh lại với nhau. Ông cũng nói Diêm Vương tinh không giống 8 hành tinh chủ yếu khác thuộc hệ mặt trời, thực tế nó phù hợp với Vành đai Kuiper – một vùng rộng lớn có các vật thể bên ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương.

Tyson cho biết: “Tôi chắc chắn là sao Diêm Vương ở đó thích hợp hơn”.

Sykes lại cho rằng nếu một vật thể không phải tinh tú đủ lớn và quay quanh một ngôi sao thì vật thể đó nên được coi là một hành tinh. Theo định nghĩa này, hệ mặt trời nên có 13 hành tinh, mặc dù một số hành tinh nằm ngoài quỹ đạo của Diêm Vương tinh có lẽ sẽ được phát hiện trong tương lại. Ngoài sao Diêm Vương và 8 hành tinh chính khác, sẽ còn có Ceres, Charon – mặt trăng của Pluto, Eris và Makemake mới được phát hiện gần đây.

Đáp lại mong muốn gọi tất cả các vật thể nêu trên là hành tinh của Sykes, Tyson phản bác: “Anh muốn dùng từ đó. Tôi muốn nói là cứ định nghĩa như thế nào anh muốn rồi sau đó anh sẽ nhận ra nó không cần thiết như thế nào. Lúc đó hay tìm một thuật ngữ khác để nhóm các vật thể có đặc tính tương tự hữu ích hơn dành cho các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh”. 

Tyson không thích tính tổng các hành tinh mà muốn nhóm các vật thể có cùng đặc tính lại với nhau, mặc dù điều đó có nghĩa là sẽ có rất ít các hành tinh tồn tại.

Câu chuyện về Diêm Vương tinh

Cuộc tranh luận này đánh dấu một chương nữa trong trường tiểu thuyết về sao Diêm Vương. Nó bắt đầu khi Diêm Vương tinh được phát hiện vào năm 1930, trông nó thật kỳ quặc so với các bạn cùng hệ mặt trời do quỹ đạo lệch tâm, kích cỡ nhỏ cũng như khối lượng nhỏ (thậm chí còn nhẹ hơn cả mặt trăng của Trái Đất).

Lúc đó một số người đã đưa ra quan điểm rằng Diêm Vương tinh không giống với các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời. Câu chuyện được thêm nhiều tình tiết vào năm 2004 khi người ta phát hiển a Sedna – một vật thể có kích cỡ bằng 3/4 Diêm Vương tinh và nằm cách xa mặt trời gấp 3 lần. Nếu Diêm Vương tinh đáp ứng được các tiêu chuẩn của một hành tinh thì Sedna cũng thế.

Bức họa về Sedna xa xôi với mặt trời nhỏ xíu chỉ lớn hơn vì sao đôi chút. (Ảnh: NASA/STScI/A. Schaller)

Mike Brown thuộc Caltech đã viết thêm một bước phát triển mới cho câu chuyện vào năm 2005 khi ông công bố phát hiện ra 2003 UB313 – hành tinh triển vọng thứ 10 trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó có dạng tròn, quay quanh mặt trời và nó còn lớn hơn hành tinh thứ 9 của chúng ta, chính là Diêm Vương tinh. Vào năm 2006, UB313 chính thức được đặt tên là Eris.

Jack Lissauer thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames NASA tại California cho biết: “Tranh luận về Diêm Vương tinh sục sôi khi Eris xuất hiện, vì chúng ta không thể để nguyên mọi thứ như bản chất của nó. Thực sự là chúng ta đã phải bóp méo mọi thứ để coi Diêm Vương tinh là một hành tinh còn Eris thì không phải. Mọi thứ đã thực sự rối loạn”.

Kể từ lúc đó Hiệp hội thiên văn quốc tế (International Astronomical Union – IAU) đã đặt tên cho sao Diêm Vương là “hành tinh lùn”, sau đó mới là tên “plutoid”. Rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh bất đồng với quyết định của IAU vào năm 2006. Theo họ quyết định này chỉ nhận được 424 lá phiếu của các phi hành gia trong số 10.000 các phi hành gia chuyên nghiệp cũng như các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh khác trên toàn cầu. 

Văn bản công bố phát hiện ra Diêm Vương tinh do Đài quan sát Lowell xuất bản một vài tuần sau khi quan sát và phân tích được sao Diêm Vương. (Ảnh: Đài quan sát Lowell)

David Morrison thuộc NASA Ames nói với SPACE.com về cuộc bỏ phiếu năm 2006 của IAU rằng: “Một nhóm các ông râu dài tập trung với nhau rồi ban hành định nghĩa chính thức không phải là một ý kiến hay”.

Ảo tưởng hay tranh luận?

Hal Weaver thuộc Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng tại JHU gọi cuộc tranh luận này là “một hội nghị khoa học thực sự đề cập đến tất cả các vấn đề rồi thảo luận chúng”.

Nhưng Lissauer lại chỉ ra rằng ngay cả hội nghị này cũng có thiếu sót. Trong một cuộc thảo luận nhóm, Lissauer nói: “Hội nghị này không phải là đại diện cho các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh. Ở đó có sự phân bố rất chênh lệch”.

Sau khi cuộc tranh luận kết thúc, Diêm Vương tinh theo những gì nhiều phi hành gia được biết vẫn giữ nguyên vị trí lấp lửng.

Kết thúc tranh luận, Sykes cho biết: “Tôi có cảm giác rằng Neil đang đứng về bên đúng đắn”.

Tyson đáp lại: “Ảo tưởng vẫn sẽ còn tiếp tục”.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video