Ni lông, hộp nhựa bọc thực phẩm có thực sự an toàn trong lò vi sóng?

Một nghiên cứu mới cho thấy hàng tỷ hạt có kích thước nanomet (siêu nhỏ) có thể được giải phóng từ hộp nhựa vào thực phẩm khi được hâm nóng bằng lò vi sóng.

Một nhóm các nhà khoa học ở Trường đại học Nebraska-Lincoln, Mỹ, đã tiến hành thí nghiệm đối với các hộp và túi nhựa polypropylene và polyethylene đựng thức ăn cho trẻ em. Hai loại nhựa này đều được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ công nhận là an toàn.


Dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa làm giải phóng vi nhựa vào thức ăn. (Ảnh: Hussain et al., Environmental Science & Technology, 2023).

Sau 3 phút được hâm nóng trong lò vi sóng ở công suất 1.000 watt, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích thức ăn để tìm hạt vi nhựa và hạt nano vi nhựa. Họ ước tính chỉ trong 3 phút đó, mỗi cm2 nhựa đã giải phóng ra 4,22 triệu hạt vi nhựa và 2,11 tỷ hạt nano vi nhựa.

"Khi chúng ta ăn một loại đồ ăn nào đó, thường chúng ta chỉ được cung cấp thông tin hoặc tự ước tính lượng calo và các chất dinh dưỡng khác nạp vào cơ thể, nhưng tôi cho rằng điều quan trọng không kém là chúng ta cần biết lượng hạt nhựa có trong thức ăn đó", kỹ sư Kazi Husain, chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, nhận định.

Dùng lò vi sóng để hâm nóng nước và các sản phẩm từ sữa đựng trong đồ chứa bằng nhựa làm tăng khả năng thức ăn bị nhiễm vi nhựa. Hạt nhựa luôn luôn được giải phóng ngay cả ở điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh, nhưng ít hơn nhiều so với khi dùng trong lò vi sóng.


Tế bào thận nuôi cấy chưa tiếp xúc (ảnh trái) và đã tiếp xúc với vi nhựa và siêu vi nhựa (ảnh phải) sau 72 giờ. (Ảnh: Environmental Science & Technology/American Chemical Society).

Hiện các nhà khoa học chưa rõ mức độ độc hại của vi nhựa đối với cơ thể con người đến đâu, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy nhiễm độc vi nhựa có thể liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa và các quá trình sinh học quan trọng khác trong cơ thể.

Điều chắc chắn là càng ăn ít đồ ăn chứa trong hộp, túi nhựa thì càng an toàn. Thí nghiệm cho tế bào thận nuôi cấy tiếp xúc với hạt nhựa ở mức độ giống như trong lò vi sóng cho thấy nguy cơ đáng lo ngại. Nhóm nghiên cứu nhận thấy 77% các tế bào thận tiếp xúc với nhựa ở mức độ cao đều bị chết.

Mặc dù điều này không nói lên rằng thận của chúng ta cũng có nguy cơ phơi nhiễm với nhựa ở mức độ cao như vậy, nhưng cũng nói lên rằng hoàn toàn có nguy cơ độc hại khi bị nhiễm vi nhựa và nano vi nhựa, cụ thể là với những bộ phận hay cơ thể đang trong quá trình phát triển.

Trong khi chờ có thêm kết quả nghiên cứu và thí nghiệm về mức độ gây hại của hạt nhựa khi chúng nhiễm vào cơ thể, chúng ta nên biết rõ rằng đây là một vấn đề cần được quan tâm.

Sự phụ thuộc của chúng ta vào đồ chứa bằng nhựa trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây ra những hiểm họa nếu hạt vi nhựa nhiễm vào cơ thể.

Cập nhật: 10/08/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video