Nọc độc bọ cạp tử thần: Chất lỏng đắt nhất hành tinh!

Deathstalker (bọ cạp tử thần) là một trong những loài bọ cạp nguy hiểm nhất. Mặc dù vết đốt của chúng không đủ để giết một người lớn khỏe mạnh, nhưng nó có thể gây tử vong cho trẻ em và người già, và được cho là đau hơn khoảng 100 lần so với vết ong đốt.

Chất lỏng đắt nhất hành tinh

Nọc độc từ một con bọ cạp tử thần (Deathstalker) có thể giết người, nhưng đồng thời có thể đem lại cho con người số tiền khổng lồ. Với mức giá 39 triệu USD (khoảng 907 tỷ đồng) cho mỗi gallon (1 gallon = 3,78 lít), nọc độc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất thế giới.

Ngay cả khi có đủ tiền, bạn cũng không thể mua được 1 gallon nọc bọ cạp. Thay vào đó, bạn chỉ có thể mua một lượng cực kỳ nhỏ. 130 USD (3 triệu đồng) là số tiền bạn phải bỏ ra để sở hữu 1 giọt nọc có kích thước nhỏ hơn 1 hạt đường.


Nọc độc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất thế giới.

Vì sao nọc bọ cạp tử thần đắt đến vậy?

Nọc bọ cạp rất khó lấy. Người ta phải chiết nọc bọ cạp bằng tay và chiết nọc từng con một. Một con bọ cạp chỉ có thể sản sinh ra tối đa 2 milligram cho mỗi lần chiết.

Thử làm một phép toán, nếu bạn có một con bọ cạp, bạn sẽ phải chiết nọc 2,64 triệu lần để đổ đầy một gallon. Người lấy nọc cũng đối mặt nguy cơ bị bọ cạp cắn. Dù một vết chích không đủ giết chết một người khỏe mạnh, nhưng chắc chắn sẽ rất đau.

Ở đuôi của bọ cạp có một tuyến độc, và mặc dù tất cả các loài bọ cạp đều có nọc độc, nhưng chỉ có một số loài thực sự sở hữu nọc độc chết người.

Một nghiên cứu được tiến hành vào đầu năm nay đã phát hiện ra rằng những loài bọ cạp càng nhỏ sẽ sở hữu nọc độc càng nguy hiểm. Chẳng hạn, bọ cạp đuôi dày Nam Phi có nọc độc mạnh gấp 10 lần bọ cạp vàng Israel.

Trên thực tế, "bọ cạp phải tăng cường trao đổi chất rất nhiều lần để tạo ra nọc độc. Đối với chúng, việc tạo ra nọc độc diễn ra giống như khi con người đang chạy ma-ra-tông", tiến sĩ sinh vật học tiến hóa Arie van Der Meijden của Viện CIBIO-InBIO ở Bồ Đào Nha nói với IFLScience.

"Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu cách đây vài năm, trong đó chúng tôi chỉ chọc vào con bọ cạp và khiến nó tức giận để nó tiêm nọc độc vào lọ. Chúng có xu hướng sử dụng khoảng 3 đến 5 phần trăm nọc độc cho mỗi lần đốt, điều đó có nghĩa là chúng có thể đốt nhiều lần".

Một lý do khác khiến nọc bọ cạp trở nên đắt giá, đó là tính ứng dụng của nó trong y học. Bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong.

Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với một số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.

Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người.

Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.

Năm 2017, một nhóm nhà khoa học Morocco đã phát minh ra máy vắt nọc có thể điều khiển từ xa và giúp thu giữ nọc độc bọ cạp nhanh gấp 4 lần con người. Họ hy vọng loại máy này sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm tới, giúp quá trình chiết nọc bọ cạp nhanh chóng và an toàn hơn.

Điều thú vị là có một chất lỏng đắt hơn nọc độc của bọ cạp deathstalker đó là: tinh dịch ngựa. Đó là con ngựa giống đắt nhất thế giới tên là Galileo. Theo Business Insider, một gallon của giống ngựa này có giá lên tới 49 triệu USD và cũng dễ kiếm hơn rất nhiều so với nọc bọ cạp.

Bắc Phi cùng với Trung Đông, Ấn Độ, Mexico và một phần Nam Mỹ là nơi sinh sống của khoảng 50 loài bọ cạp đại diện cho mối đe dọa tiềm tàng đối với cuộc sống con người. Mặc dù mọi người đều hiểu rằng nọc độc của các loài khác nhau sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng điều có lẽ ít được biết đến hơn là chất lượng của nọc độc cũng thay đổi theo số lần đốt.

Sát thủ của bọ cạp

Loài chuột grasshooper có thể tấn công và ăn thịt bò cạp mà không hề bị ảnh hưởng từ chất độc cực mạnh của con bò cạp.


Loài chuột grasshooper.

Chuột grasshopper miền nam (Onychomys torridus) là loài chuột ăn thịt sống ở sa mạc, thường được tìm thấy ở Mỹ, Mexico. Theo các nhà khoa học, loài chuột này đã tiến hóa khả năng cản trợ những tín hiệu làm tê liệt từ nọc độc bò cạp đến não, ngăn chặn những tác động của nọc độc, nhờ đó chúng không cảm thấy đau đớn khi tiếp xúc với nọc độc bò cạp.

Trong khi đó ở khu vực tây nam Bắc Mỹ, mỗi khi đêm xuống, loài dơi pallid lại tỏa ra khắp bầu trời để săn mồi loài bọ cạp Arizona nổi tiếng với nọc độc chết người cũng trở thành mồi ngon của dơi pallid.

Các nhà khoa học đặt camera có đột nét cao đã ghi lại cuộc đi săn bọ cạp của dơi pallid. Khi dơi sà xuống tấn công, chúng thậm chí còn không né tránh đòn đáp trả của bọ cạp.


Loài dơi pallid không hề sợ nọc độc của bọ cạp nổi tiếng nhất châu Mỹ.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy dơi pallid bị đốt nhiều lần trong suốt cuộc săn nhưng dường như chúng không hề hấn gì cả", tạp chí PLOS One trích dẫn lời các nhà khoa học.

Các nhà khoa học cũng thử tiêm nọc độc trực tiếp vào dơi pallid nhưng rõ ràng là điều này không cho thấy tác dụng. Phân tích mẫu ADN của dơi pallid, các nhà khoa học nhận thấy đột biến ở những vùng có cá thể dơi thường xuyên tiếp xúc với nọc độc. Đó có thể là sự biến đổi thích nghi trong một khoảng thời gian dài.

Venomics: Ngành khoa học đang lên

Sự ưa chuộng nọc độc bọ cạp nói riêng và các loài có độc khác nói chung nằm trong xu hướng đang phát triển của một lĩnh vực khoa học gọi là Venomics. Đây là lĩnh vực nghiên cứu protein có trong nọc độc. Mục đích là để săn tìm các phân tử có dược tính, có thể điều chế trở thành thuốc cho con người.

"Quay lại khoảng thời gian một thế kỷ trước, chúng tôi nghĩ rằng tất cả các loại nọc độc chỉ có khoảng ba hoặc bốn thành phần. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã biết chỉ một loại nọc độc duy nhất có thể chứa tới hàng nghìn hợp chất", Leslie V. Boyer, giáo sư bệnh học tại Đại học Arizona, cho biết.

"Có hẳn một dược điển trong nọc của các loài động vật đang chờ được chúng ta khám phá".

Những nhà nghiên cứu nọc độc như Boyer được ví như những nhà giả kim hiện đại. Nhiệm vụ của họ hằng ngày là chắt lọc từng microlit nọc từ những chiếc răng nanh và ngòi độc nhất hành tinh. Nếu may mắn, các nhà khoa học có thể tìm ra trong đó các phân tử có dược tính độc nhất vô nhị.

Cập nhật: 29/06/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video