Nồng độ CO2 trên Trái Đất đã chạm ngưỡng 415 phần triệu (ppm) - mức cao nhất từ khi loài người xuất hiện trên hành tinh này. Con số này được lấy từ trạm quan sát Mauna Loa ở Hawaii.
Nhà khí tượng học nổi tiếng Eric Holthaus với tên tuổi gắn liền với những hoạt động kêu gọi chống biến đổi khí hậu đã đăng tweet rằng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hành tinh, nồng độ CO2 trong khí quyển chạm mốc 415 ppm. Con số kỷ lụcnày không chỉ tính từ khi sử sách chép lại, không chỉ tính từ khi nông nghiệp được phát minh ra vào 10 ngàn năm trước, mà tính từ khi loài người hiện đại đã tồn tại từ hàng triệu năm trước".
Theo các nhà khoa học, lần “gần đây nhất” lượng CO2 đạt mức cao như vậy là vào khoảng 3 triệu năm trước, khi nhiệt độ trung bình của Bắc Cực còn ở mức 15 độ C. Khi đó, Bắc Cực còn được bao phủ bởi cây xanh chứ không phải băng đá như bây giờ, đồng thời mực nước biển bình quân cũng được cho là cao hơn ít nhất là khoảng 25 mét.
Lượng phát thải co2 chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra.
Và chính lượng phát thải CO2 mà nguồn chủ yếu chính là hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch của con người, khiến cho nhiệt bị giữ lại ở Trái Đất thay vì phân tán ra không gian. Từ đó dẫn tới hàng loạt những hệ lụy như nước biển dân cao, lũ lụt, bão lớn, hạn hán, cháy rừng,… cùng hàng loạt những thảm họa khác. Liên Hiệp Quốc gần đây cũng đã công bố một nghiên cứu lớn chưa từng thấy, trong đó chỉ ra biến đổi khí hậu và hoạt động của con người đã dẫn tới sự tuyệt chủng của hơn 1 triệu loài động thực vật.
Bên cạnh đánh một cột mốc kỷ lục đáng sợ trong lịch sử hành tinh Trái Đất, con số 415 ppm còn cho thấy nồng độ CO2 trong khi quyển vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, bất chấp nhiều nỗ lực của con người, bao gồm cả hiệp định chống biển đổi khí hậu Paris. Và con số này còn dóng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động thiết thực và nhất quán hơn trước nhiệm vụ cấp bách là cứu con cháu chúng ta khỏi thảm họa về sau.