Nửa thế kỷ thế giới có xe lửa cao tốc

Tới nay đã tròn 50 năm kể từ khi thế giới có xe lửa cao tốc, vừa do nó có thiết kế như một đầu đạn, vừa bởi tốc độ nhanh như "đạn bắn".

>>> Xe lửa thân thiện với môi trường ở Đài Loan


Đoàn xe lửa tốc hành Shinkansen đầu tiên của thế giới khai trương ngày 1/10/1964 ở Nhật Bản

Ngày 1/10/1964, lúc 6 giờ sáng, lễ cắt băng khánh thành tuyến đường sắt cao tốc nối liền Tokyo và Osaka kết thúc. Đoàn xe lửa cao tốc đầu tiên của thế giới với chiếc mũi tàu tròn phồng đã chạy chuyến đầu tiên vượt chặng đường dài 513km trong vòng 2h30'.

Thiết kế tàu Shinkansen mới nhất với cái mũi tàu thuôn dài như tàu vũ trụ chạy nhanh hơn 5 phút trên tuyến này.


Những thế hệ xe lửa cao tốc cũ của Nhật Bản

Việc ra đời của tàu Shinkansen đã giúp đẩy mạnh lượng hành khách đường sắt ở châu Âu và châu Á vào cái thời nổi lên của xe ôtô và máy bay đang đe dọa sự sinh tồn của loại hình xe lửa. Nó cũng được coi là một niềm tự hào dân tộc của người Nhật chỉ chưa đầy 2 thập niên sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.

Kỹ sư Araki, năm nay 73 tuổi, đã lái xe lửa Shinkansen một thời gian ngắn vào mùa hè 1967 trong chương trình học để trở thành một kỹ sư đường sắt.

Thật ra Nhật Bản đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc ngay trong thời chiến tranh, nhưng việc xây dựng bị ngưng lại vào năm 1943 do hết tiền. Ý tưởng này đã hồi sinh trong thập niên 1950, nhưng bị vướng vào những mối lo ngại về chi phí quá lớn, cũng như tính hiệu quả kinh tế giữa thời của xe hơi và máy bay.

Dự án này đã phải vay một phần vốn từ Ngân hàng Thế giới (80 triệu USD). Và mọi lời chỉ trích đã xoay 180 độ thành ca ngợi khi dự án hoàn tất vào đúng dịp diễn ra Thế vận hội Tokyo tháng 10/1964.


Tác giả bài viết đã đi trên tàu cao tốc của Đài Loan có lúc chạy tới tốc độ 299km/giờ

Tàu Shinkansen đầu tiên có tốc độ tối đa 210km/giờ. Trong khi đó, các loại xe lửa chạy nhanh nhất ở châu Âu trước đó chỉ tới 160km/giờ.

Ở Đài Loan, xe lửa cao tốc (cũng dựa trên công nghệ của tàu Shinkansen) có thể chạy tới 293km/giờ, đôi khi nhanh hơn.

Ngày nay, xe lửa cao tốc ở Nhật Bản và trên thế giới có thể chạy tới 300km/giờ, thậm chí có khi nhanh hơn. Về tốc độ bình quân, Trung Quốc có loại xe lửa chạy nhanh nhất thế giới, đạt tốc độ trung bình 284km/giờ trên tuyến giữa Thạch Gia Trang (Shijiazhuang) và Trịnh Châu (Zhengzhou).

Pháp và Tây Ban Nha dẫn đầu châu Âu về xe lửa cao tốc. Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái trở thành nước thứ 9 có xe lửa chạy với tốc độ bình quân 200km/giờ. Ở châu Á, ngoài Nhật Bản và Trung Quốc còn có Hàn Quốc và Đài Loan có xe lửa cao tốc. Đáng ngạc nhiên là Mỹ cho tới nay vẫn chưa có xe lửa cao tốc cho dù lãnh thổ nước này lớn thứ 3 thế giới. Xe lửa nhanh nhất ở Mỹ là Acela Express của hãng Amtrak có tốc độ bình quân 169km/giờ, nhưng cũng chỉ trên một tuyến ngắn từ Baltimore (bang Maryland) tới Wilmington (bang Delaware).


Xe lửa cao tốc thế hệ mới của Nhật Bản.

Trong tương lai, xe lửa cao tốc sẽ còn chạy nhanh hơn. Ứng dụng công nghệ đệm từ (magnetic levitation) để dùng lực từ tính nâng tàu lên trên đường ray, vào năm 2004, Thượng Hải (Trung Quốc) đã có được một đoàn xe lửa đệm từ (maglev train) do Đức chế tạo có thể đạt tới tốc độ 430km/giờ.

Nhật Bản đang tiếp tục thử nghiệm một đoàn xe lửa đệm từ có thể đạt tốc độ 500km/giờ. Với tốc độ này, thời gian chạy tàu từ Tokyo tới Osaka sẽ chỉ còn hơn 1 tiếng đồng hồ. Kỹ sư đường sắt nghỉ hưu Araki nói rằng: "Vấn đề là nước Nhật Bản chúng tôi nhỏ lắm. Nếu đi quá nhanh, bạn sẽ không có thời gian để thưởng thức một bữa ăn trên xe lửa đâu!".

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video