Nước vẫn còn nhiều bí ẩn

Theo các công trình nghiên cứu hiện đại, Trái đất thời xưa có kích cỡ nhỏ hơn và trục quay có tốc độ lớn hơn so với bây giờ. Và chu kỳ của ngày có khuynh hướng dài hơn đêm khi diện tích quả địa cầu tăng, và quá trình quay chậm lại cũng là lẽ tự nhiên bởi chúng ta đều biết vật thể sẽ giảm vận tốc khi đường kính của nó tăng. Trái đất bắt đầu quay chậm hơn cũng có thể do lượng nước khổng lồ thường xuyên rơi xuống bề mặt, mà theo lý giải của người xưa đó là hệ quả của các trận lũ lụt quét qua. Khoa học cổ xưa và ngày nay đều chứng minh ¾ diện tích bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước.

Chúng ta hiện đang sống vào khoảng giữa giai đoạn nước xuất hiện lần thứ tư trên bề mặt Trái đất, bắt đầu khoảng 120.000 năm trước. Trong thời kỳ khởi nguyên của Trái đất, vòng quay mỗi ngày kéo dài khoảng 3 giờ (tính theo giờ hiện nay). Khi đường kính và lượng nước rơi xuống bề mặt tăng, vận tốc quay của Trái đất chậm lại.

Nước trong lòng Trái đất có thể nhiều gấp 5 lần so với bề mặt, theo các nhà khoa học Nhật Bản. (Ảnh: geology)

Thời xưa, các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ cũng có nước trên bề mặt. Và do mất đi một khối lượng nước khổng lồ nên hiện nay bề mặt của Mặt trăng, sao Hỏa và sao Kim trở nên khô cằn như chúng ta đã biết.

Nước vẫn là bí ẩn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Chức năng của nước ngọt và nước biển trên bề mặt của hành tinh cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện. Con người vẫn chưa lý giải được vì sao nước không bốc hơi khỏi bề mặt Trái đất và tan biến vào khoảng không vũ trụ.

Các nghiên cứu thực hiện trên bề mặt Mặt trăng cho thấy có nước ở đó. Và rất có khả năng, các hành tinh khác cũng có nước trong đất. Sinh vật sinh sôi trên bề mặt các hành tinh khi chúng hấp thu được nước trong đất. Liệu con người vẫn sống sót trên Trái đất khi nước bốc hơi khỏi bề mặt? Các nền văn minh trước từng xây dựng đô thị dưới lòng đất với đầy đủ nước, không khí và các thứ cần thiết khác để sống dài lâu ở đó. Sinh sống bên dưới lớp vỏ Trái đất, chúng ta có thể tránh được tác động của bức xạ vũ trụ, bão từ, mưa thiên thạch, lũ lụt và hỏa hoạn. Xưa kia, người Tamil – hiện đang sống ở phía Nam Ấn Độ và Sri Lanka – từng định cư dưới lòng đất.

Nhà khoa học Tsiolkovsky, người tiên phong trong lĩnh vực du hành vũ trụ của Nga, từng đề xuất ý tưởng tái định cư con người sang các hành tinh khác nơi chúng ta có thể xây nhà ngay trong lớp vỏ của hành tinh đó. Trong lòng các hành tinh luôn chứa nước, không khí và các thành phần thiết yếu khác cho đời sống. Đây có thể là cách thức những con người đầu tiên xuất hiện trên Trái đất. Và chỉ sau khi hành tinh của chúng ta hình thành bầu khí quyển an toàn, con người mới chuyển lên mặt đất sinh sống. Ngày nay, các chuyên gia từ Nga, Phần Lan, Nhật và Mỹ đang nghiên cứu xây dựng các khu dân cư và sản xuất âm dưới mặt đất Mặt trăng.

Theo Pravda, Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video