Nút đóng trong cửa thang máy thật sự chỉ để làm cảnh

Khi bạn đang gấp gáp hoặc muốn tránh cho người khác chen vào thang máy, bạn sẽ thường nhấn nút đóng cửa liên tục để mong cửa đóng nhanh hơn. Tuy nhiên, hành động này không mang lại tác dụng thật sự nào cả vì nút bấm đó chỉ được thiết kế với mục đích cho có.

Karen Penafiel, giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại Công nghiệp quốc gia thang máy cho biết rằng, ngay từ năm 1990, luật pháp nước Mỹ đã đưa ra quy định rằng khoảng thời gian mở cửa thang máy phải đủ dài để người khuyết tật có thể vào kịp. Chính vì thế, nút đóng thang máy đã hoàn toàn bị loại bỏ chức năng ngay từ thời điểm đó. Và như vậy, cho dù bạn có nhấn nút đóng thang máy bao nhiêu lần đi chăng nữa thì cũng không thể làm cho nó đóng nhanh hơn.


Nút đóng thang máy chỉ để làm cảnh. (Nguồn ảnh: misubishi).

Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ. Chỉ những người có chìa khóa hoặc mã để mở khóa thang máy trong trường hợp khẩn cấp (như lính cứu hỏa hoặc thợ sửa thang máy) mới có khả năng khiến nó đóng hoặc mở ra ngay lập tức như ý muốn.

Đối với những người thông thường thì những chiếc nút này hoàn toàn vô ích. Chúng chỉ giúp cho chúng ta cảm thấy an toàn hơn. Các nhà tâm lý học cho rằng việc giữ nút đóng khiến cho chúng ta bớt căng thẳng khi nghĩ rằng mọi thứ đang nằm dưới tầm kiểm soát. Nếu những nút bấm giả không xuất hiện ở đó, người ta rất dễ cảm thấy không có quyền điều khiển - một loại tâm lý có liên quan tới chứng trầm cảm.

Theo các chuyên gia, việc biết sự thật về những nút bấm này không khiến chúng ta dừng bấm chúng, bởi cảm giác mình có thể "ra lệnh" cho cửa đóng lại vẫn là điều thích thú đối với nhiều người.

Thang máy đầu tiên được chế tạo năm 1743 dưới thời vua LOUIS XV. Ở thời kỳ đó, người ta thiết kế thang máy rất đơn giản dựa theo nguyên lý đối trọng, chỉ chở một người lên những ngôi nhà 2 tầng. Sau đó, thang máy dần được cải tiến để phổ biến hơn vào những thập niên 80 với thang máy cơ học, thang máy thủy lực- piston, thang máy điện có khả năng đưa nhiều người hơn.

Lúc đầu, bộ tời kéo chỉ có một tốc độ, cabin có kết cấu đơn giản, cửa tầng đóng bằng tay, tốc độ di chuyển của cabin thấp. Đầu thế kỷ 20 có nhiều hãng thang máy khác như KONE, MISUBISHI, NIPPON ELEVATOR... đã chế tạo các loại thang máy có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn và êm hơn. Và cho đến những năm gần đây, thang máy vẫn không ngừng được cải tiến với những tính năng vượt trội nhằm tăng thêm độ an toàn và trở thành thiết bị tự động hóa phổ biến, thân thiết hơn với người sử dụng.

Cập nhật: 07/11/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video