Ô-tô, tivi tăng 27% nguy cơ nhồi máu cơ tim

Một công trình nghiên cứu mới tìm hiểu sự liên quan giữa sự ít vận động và bệnh tật cho thấy, việc sở hữu những tiện nghi làm mình ít vận động (như ô tô hoặc tivi) làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những người có ô tô và tivi tăng 27% so với những người không có chúng.

>>> Ăn gạo lức ngừa huyết áp cao và nhồi máu cơ tim

Nghiên cứu của Tổ chức INTERHEART (chuyên nghiên cứu về bệnh tim mạch trên toàn cầu) tiến hành tại 52 quốc gia trên 25.000 người đã phát hiện một mối tương quan mà chẳng ai ngờ tới: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng rất mạnh khi người ta giảm thiểu các hoạt động thể lực.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí European Heart số mới nhất.

Bác sĩ Aashish Contractor, chuyên gia bệnh tim mạch nói: “Nghiên cứu này rất hữu ích vì nó chứng minh rằng không nhất thiết phải hoạt động thể lực căng thẳng mà chỉ nhẹ nhàng thôi cũng giúp ta đề phòng được bệnh tim mạch một cách đáng kể”.

Nhật báo Times of India (Ấn Độ) cho biết: Nghiên cứu của INTERHEART là một công trình kéo dài (từ tháng hai 1999 đến nay) mang tính toàn cầu về nhồi máu cơ tim, trong đó có cả Ấn Độ. Một số năm về trước, người ta đã thấy rằng việc đô thị hóa tăng lên làm thay đổi cách sống trên toàn thế giới, kéo theo sự tăng của một số bệnh tật.


Những tiện nghi khiến người ta ít vận động làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Tác giả chính của nghiên cứu này là Claess Held, Trường ĐH Upsala, Thụy Điển. Ông nói: "Cuộc sống tĩnh lặng đã bị khuấy trộn ở các nước đang phát triển, và đi cùng với đó là những bệnh tật liên quan đến sự chuyển hóa, tiểu đường và tim mạch”.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu những yếu tố khác nhau dẫn đến ốm đau như sự đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, cơ khí hóa lao động và động cơ hóa việc đi lại… “một xã hội không khuyến khích sự đi bộ mà thay vào đó là những phương tiện hạn chế sự vận động như ô tô, thang máy cũng như các tiện nghi khác làm đảo lộn nếp sống bình lặng như tivi và máy tính trong sinh hoạt hàng ngày”.

Các nhà nghiên cứu đi sâu vào sự sở hữu những chiếc tivi ở nhà và ô tô để đi làm đến nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nhiều tầng lớp người. Sau khi so sánh tỷ lệ đột quỵ ở những người có ô tô và tivi (hoặc có cả hai) với những người không có, người ta thấy tỷ lệ này chênh lệch tới 27%.

Một nghiên cứu khác thực hiện ngay tại Mumbai – một trong các thành phố lớn nhất của Ấn Độ - do nhà nội tiết học, bác sĩ Shashank Joshi thuộc Bệnh viện Lilavati, biên tập viên cao cấp của Tạp chí Journal of Association of Physicians of India, cũng cho một kết quả tương tự.

Ông cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những người sở hữu những thiết bị/phương tiện này có cân nặng hơn so với những người không có trung bình là 8kg. Đó là hiện tượng béo tạm gọi là béo giả tạo (tức mỡ tích tụ trong tế bào và mô, chứ không dự trữ trong đó). Nó làm cho người Ấn Độ nhiều mỡ hơn và ít thịt hơn so với người Trung Á và Phi châu. Loại béo này làm phát triển các bệnh tim.

Bác sĩ Prafulla Kerkar, Chủ nhiệm Khoa Tim mạch, bệnh viện KEM cho biết: “Điều này năm trong dây chuyền “ít vận động - béo phì - tim mạch”. Các nước phương Tây cách đây vài thập kỷ cũng từng xảy ra như vậy, nhưng ngày nay giảm dần vì họ cố gắng thay đổi cách sống. Nhiều tòa nhà cao tầng không thiết kế thang máy lên tầng hai, tầng ba nữa để buộc mọi người phải leo cầu thang. Buổi nghỉ trưa, người ta bắt đầu có thói quen làm vài động tác thể dục hoặc đi bộ”.

Bác sĩ Aashish Contractor làm việc tại Bệnh viện Tim Bandra-Kurla cho hay: “Nghiên cứu của INTERJEART chứng minh rằng những hoạt động thể lực trong thời gian nhàn rỗi có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người hoàn toàn không vận động”.

Cụ thể là: Những người mỗi tuần vận động chỉ 30 phút lúc rỗi rãi giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim 21%. Những người hoạt động thể lực 60 đến 180 phút trong thời gian rỗi mỗi tuần giảm được nguy cơ này đến 40%, còn nếu bỏ ra 210 phút để vận động, con số này là 44%. Theo INTERHEART, vận động không có nghĩa là làm một việc gì nặng nề quá đáng mà chỉ đi bộ mỗi tuần 30 phút cũng đủ giữ cho trái tim bạn mạnh khỏe.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video