Ông Giám đốc mê khoa học và máy cắt cỏ cho vườn cao su

Hơn 25 năm gắn bó với cây cao su, ông Vương Đình Điệt - Giám đốc Nông trường Cao su An Bình (Cty CP Cao su Đồng Phú, Bình Phước), đã chứng kiến và thấu hiểu những khó khăn, khổ cực của công nhân làm cao su. Vì muốn giải phóng sức lao động cho công nhân, nâng cao hiệu quả công việc, ông Điệt đã miệt mài tìm tòi, nghiên cứu để chế tạo máy cắt cỏ họ đậu. Điều đó được xây dựng từ cái tâm của người lãnh đạo.

Khi nghe chúng tôi nói muốn gặp ông để tìm hiểu về chiếc máy, ông đã nhiệt tình gác lại toàn bộ công việc để trò chuyện với chúng tôi. Ông cho biết: Vào khoảng năm 2000, toàn ngành cao su thực hiện trồng cỏ thảm họ đậu trên đường luồng, nhằm giữ nước và màu cho đất, chống xói mòn nhưng lại yêu cầu không được để cỏ mọc lan vào đường băng cao su. Vì vậy, việc phát, vén cỏ họ đậu hàng năm đối với vườn cây tái canh, trồng mới, kiến thiết cơ bản (KTCB) đòi hỏi công chăm sóc, chi phí đầu tư cao.

Là giám đốc Nông trường ông cảm thấy cần phải làm thế nào giảm chi phí đầu tư này. Từ đó, ông nảy ra ý tưởng cải tiến, hoàn thiện để đưa vào sử dụng dàn máy phát gom cỏ đậu bằng cơ giới trên vườn cây KTCB có trồng cỏ đậu. Ông nói: “Chứng kiến sự vất vả của công nhân chăm sóc, càng thôi thúc tôi phải nhanh chóng làm công cụ cắt, vén cỏ bằng cơ giới nhằm giảm cường độ lao động cho công nhân”. Có ý tưởng, rồi tiến hành mày mò nghiên cứu và ông đã chế tạo thành công máy cắt, vén cỏ đậu chỉ trong vòng 40 ngày. Máy được ứng dụng thành công vào giữa tháng 5/2008 và đến nay đã được đưa ra sử dụng một cách rộng rãi trong ngành cao su.

Với cấu tạo của máy dựa trên sức máy kéo sẵn có của nông trường, ông chế dàn máy cắt, vén gắn ở phía sau máy kéo, gồm có 2 lưỡi dao tròn đặt cân bằng 2 bên, phía ngoài gắn 2 thanh vén, đặt lùi về phía sau của lưỡi dao cắt. Khi máy hoạt động, cỏ đậu được cắt thì 2 thanh vén 2 bên sẽ vén cỏ đều đặn sang 2 bên đường băng. Để máy hoạt động tốt trên địa hình không bằng phẳng, gồ ghề như: gặp gốc cây, gạch đá… ông đã cho gắn thêm vào các lưỡi dao, thanh vén các lò xo giống như hệ thống giảm xóc của xe gắn máy.

Qua sử dụng máy cắt cỏ họ đậu của ông, hiệu quả và nhiều lợi ích thấy rất rõ. Ông Điệt nhẩm tính: một ngày máy có thể làm tới 25 ha, còn để làm 25 ha với cách làm thủ công như trước đòi hỏi phải vài chục người. Ở những thời điểm thiếu lao động thì sáng kiến này quả là một bài toán hay. Một “lời giải” giải quyết được nhiều tình thế khó khăn trước đó. Về hiệu quả kinh tế đã thấy rõ nhưng quan trọng hơn chính là chăm sóc vườn cây kịp tiến độ, đặc biệt khi thiếu lao động, tiết kiệm được 61% chi phí so với gom, phát bằng thủ công, tạo nguồn phân xanh cho cây cao su đồng đều ở 2 mí đường băng. Qua thực tế kiểm nghiệm trong thời gian qua, máy hoạt động rất linh hoạt, đơn giản nhưng hiệu quả. Khi di chuyển từ vùng này qua vùng khác, có thể nâng dàn cắt lên khỏi mặt đất, máy dễ tháo gỡ khi sử dụng xong… Hệ thống dàn máy cắt, gom cỏ khi hoạt động đã cắt, vén cỏ cũng đã chừa lại diện tích theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường luồng.

Diệc Quyền (email: diecquyenbr@yahoo.com)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video