Phân tích ADN sốc: Phần lớn người Ai Cập không phải gốc Arab

Sau hơn 10 năm phân tích các mẫu ADN từ hàng trăm người, dự án bản đồ gene quốc gia (NGGP) đã tiết lộ một sự thật đáng kinh ngạc rằng phần lớn người Ai Cập không phải gốc Arab như hầu hết mọi người thường nghĩ.

Nghiên cứu này đưa ra các biểu đồ cho biết cấu trúc gene toàn cầu cụ thể cho từng nước, làm sáng tỏ câu hỏi nguồn gốc của các dân tộc, chủng tộc và nguồn gốc chung của các cộng đồng người.

Theo nghiên cứu, chỉ có 17% người Ai Cập là gốc Arab, trong khi có tới 68% là cư dân bản địa từ khu vực Bắc Phi, 4% có tổ tiên là người Do Thái, 3% có nguồn gốc từ Đông Phi, 3% từ Tiểu Á và 3% từ Nam Âu.

Nghiên cứu của NGGP được thực hiện dựa trên những phân tích về người Ai Cập bản địa. Theo nghiên cứu, những người cổ xưa di cư từ châu Phi và dừng chân lần thứ nhất ở Đông Bắc Phi, sau đó di chuyển xuống khu Tây Nam Á.


Theo nghiên cứu, chỉ có 17% người Ai Cập là gốc Arab.

Tại Ai Cập, người Bắc Phi và Arab đã tạo thành cộng đồng đặc trưng trên con đường di cư cổ đại cũng như những lần di cư sau đó, bao gồm di cư từ khu vực "Trăng lưỡi liềm màu mỡ" (vùng đất lịch sử tại Trung Đông kết hợp chặt chẽ với Ai Cập cổ, Levant và Lưỡng hà) trở lại châu Phi, di cư vào thế kỷ thứ 7 với sự truyền bá của Hồi giáo từ bán đảo Arab và sự phát triển của nông nghiệp trong suốt 10.000 năm qua.

Yếu tố Đông Phi trong bản đồ gene Ai Cập cho thấy sự giao lưu giữa các cộng đồng dân cư cổ sống dọc sông Nile, trong khi các thành phần Nam Âu và Tiểu Á phản ánh vai trò lịch sử và địa lý của Ai Cập góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và văn hóa của vùng Địa Trung Hải.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mẫu ADN của người Kuwait chủ yếu là gốc Arab với 84%, 7% từ Tiểu Á, 4% từ Bắc Phi và 3% từ Đông Phi.

Theo NGGP, người di cư cổ đại đã tới Trung Đông khi di chuyển từ châu Phi đến châu Á, một số người đã quyết định ở lại, di truyền gen cho các thế hệ con cháu. Trong khi đó, một tỷ lệ nhỏ những người có nguồn gốc từ Bắc và Đông Phi tới Trung Đông do hoạt động buôn bán nô lệ tại các nước Arab phổ biến từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 9.

Liban là quốc gia có thành phần đa dạng nhất trong số các nước Arab, với 44% gốc Arab, 14% gốc Do Thái, 11% gốc Bắc Phi, 10% từ Tiểu Á, 5% từ Nam Âu và chỉ có 2% từ Đông Phi.

Tunisia có tỷ lệ người gốc Arab thấp nhất với 4%, trong khi có tới 88% gốc Bắc Phi, 5% từ Tây Âu, và 2% từ Tây và Trung Phi.

Cập nhật: 18/01/2017 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video