Phát hiện kho báu cực lớn của Ai Cập cổ đại

  •  
  • 7.108

Các nhà khảo cổ biển thuộc đại học Oxford Anh đã tiến hành khai quật thành phố cảng biển Thonis-Heracleion bị nhấn chìm trong nước từ hàng nghìn năm trước.

Cảng này trước đây là nơi tàu bè qua lại để dỡ hàng, chuyển đến các các vị tu sỹ để định giá và đánh thuế, trước khi chúng được chuyển sang tàu của Ai Cập đi về mạn ngược.

Một nhà khảo cổ đang đo đạc bức tượng bằng đá granit đỏ.
Một nhà khảo cổ đang đo đạc bức tượng bằng đá granit đỏ.

Tại đây, họ đã phát hiện khoảng 64 tàu Ai Cập, khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, trong đó có nhiều thuyền đã bị cố ý đánh chìm. Những chiếc thuyền này được bảo quản rất tốt dưới lớp bùn biển. Với hơn 700 hiện vật mỏ neo cổ các loại, các nhà khoa học tin rằng đây là bộ sưu tập biển lớn nhất của thế giới cổ đại.

“Cuộc khảo sát đã hé lộ ra một vùng đất với dấu tích của ít nhất là 2 nền văn minh cổ đại trong lưu vực sông Nile, với những dòng nước tự nhiên và nhân tạo chồng chéo” - Tiến sỹ Damian Robinson, giám đốc Trung tâm khảo cổ biển của Đại học Oxford cho hay.

“Vấn đề đặt ra là vì sao lại xuất hiện một số “nghĩa trang tàu”, cách miệng sông Nile khoảng 1,6km. Chiếc thuyền thứ 43 có vẻ như là một phần trong nhóm 10 chiếc thuyền vào khu vực này. Đây có thể là hệ quả của việc tranh giành lối vào thành phố cảng này”.

Bia Thonis-Heracleion cao khoảng 1,9m, được Pharaoh Nectanebo I (năm 378-362 trước Công nguyên) ra lệnh khắc và rất giống với bia Naukratis được trưng bày trong viện Bảo tàng Ai Cập tại Cairo.
Bia Thonis-Heracleion cao khoảng 1,9m, được Pharaoh Nectanebo I
(năm 378-362 trước Công nguyên) ra lệnh khắc và rất giống với
bia Naukratis được trưng bày trong viện Bảo tàng Ai Cập tại Cairo.

Thương mại đường biển trong thế giới cổ đại

Cảng và lưu vực cảng cũng chứa trong mình một bộ sưu tập khổng lồ về các sắc lệnh thuế khóa, việc sản xuất tiền kim loại…

“Thonis-Heracleion đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới thương mại xa trong khu vực đông Địa Trung Hải bởi đây có thể là nơi dừng chân đầu tiên của các thương nhân nước ngoài tại viên giới Ai Cập. Đây cũng là lần đầu tiên những chiếc cân chì được tìm thấy tại Ai Cập” - Elsbeth van der Wilt đến từ trường đại học Oxford cho biết.

Sanda Heinz, một nhà nghiên cứu khác đến từ trường đại học Oxford, sau khi nghiên cứu 300 bức tượng và bùa hộ mạng, khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, chủ yếu là thờ thần Osiris, Isis, và con trai họ là Horus, cho biết: “Các bức tượng và bùa hộ mạng đều nằm trong tình trạng bảo quản tốt. Các bức tượng cho phép chúng ta tìm hiểu về hệ thống tín ngưỡng và chỉ ra được sự phát triển kinh tế tại khu vực này”.

Theo Kien Thuc
  • 7.108