Phát hiện băng hà đang tan chảy dưới lớp cát bụi trên bề mặt Sao Hỏa

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều sông băng "ẩn mình" dưới lớp cát bụi dày trên bề mặt Sao Hỏa. Đây được cho là cội nguồn của trữ lượng nước tồn tại trên hành tinh đỏ.

Băng hà đang tan chảy dưới lớp cát bụi trên bề mặt Sao Hỏa

Tờ Discovery News đưa tin khoa học mới nhất từ Geophysical Research Letters, các nhà khoa học vừa phát hiện thấy sự tồn tại của sông băng (băng hà) nằm bên dưới lớp cát bụi trên bề mặt sao Hỏa, chứa một lượng nước đủ để để phủ cả hành tinh đỏ với lớp băng dày hơn 1 mét.

Nanna Bjørnholt Karlsson, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Niels Bohr ở Đại học Copenhagen, cho biết: "Chúng tôi ước tính trữ lượng băng tại các sông băng tương đương với hơn 150 tỷ mét khối nước – lượng nước này có thể bao phủ toàn bộ bề mặt sao Hỏa với một lớp băng dày khoảng 1,1 mét".


Phát hiện lớp băng dày dưới bề mặt Sao Hỏa

Những hình ảnh radar trước đó cho thấy hàng nghìn băng hà đang bị chôn vùi dưới bề mặt Sao Hỏa tại bán cầu bắc và nam bán cầu của hành tinh đỏ. Dữ liệu đã được đưa vào mô hình máy tính đo lưu lượng băng để xác định kích thước của các sông băng, từ đó có thể ước tính được dung lượng nước tồn tại trên bề mặt Sao Hỏa.

Ông Nanna Bjørnholt Karlsson cho biết thêm:"Chúng tôi đã theo dõi qua các thiết bị radar suốt 10 năm trở lại đây để xem xét độ dày cũng như trạng thái biến đổi của các tảng băng hà. Kết quả cho thấy, một dòng sông băng được tạo nên bởi sự tan chảy chậm chạp của một khúc đoạn băng lớn trên bề mặt sao Hỏa. Tiếp đó chúng tôi đã so sánh điều này với đặc điểm sông băng trên Trái Đất để tính toán xem lưu lượng băng tồn tại trên hành tinh đỏ là bao nhiêu”.

Các sông băng nằm trong vành đai xung quanh sao Hỏa, giữa vĩ độ 30 và 50, tương đương với vị trí sát phía nam Đan Mạch trên Trái Đất và được tìm thấy trên cả hai bán cầu bắc và nam.


Các băng hà dưới lớp cát bụi dày đặc dưới bề mặt Sao Hỏa, cội nguồn của trữ lượng nước trên hành tinh đỏ

Phát hiện này có thể là một đầu mối quan trọng để biết được những trạng thái hoạt động của dòng nước có trên sao Hỏa. Hành tinh đỏ nơi mà hiện tại chỉ nhìn thấy những sa mạc khô, lạnh, được biết đã từng có đại dương, hồ nước và từng là môi trường sống thích hợp cho các loài vi sinh vật.

Karlsson nói: "Các lớp băng nằm ở các vĩ độ trung gian chính là cội nguồn tạo nên các dòng nước có trên bề mặt Sao Hỏa." Các nhà khoa học nghi ngờ lớp bụi dày trên bề mặt Sao Hỏa bao phủ lớp băng khỏi cho nước bốc hơi bay vào không gian.

Theo VietQ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video