Tiến sĩ Christopher Newton-Cheh thuộc Bệnh viên Massachusetts General ở Boston và các đồng nghiệp đã sử dụng các dữ liệu về gen của khoảng 30.000 người ở Mỹ, Thụy Điển và Phần Lan để nghiên cứu vai trò của hai loại gien NPPA và NPPB. Theo kết quả phân tích, những người có hai phiên bản của một trong số những biến thể gen "xấu" của hai loại gen trên có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao cao hơn 18% so với những người chỉ có một hoặc không có phiên bản nào.
Theo các nhà khoa học, hai loại gen trên sản sinh ra cái gọi là cầu nối Peptid kích thích bài tiết natri trong nước tiểu, vốn là các protein liên quan đến việc làm giãn các mạch máu và bài tiết các muối sodium trong nước tiểu. Các nhà khoa học nhận thấy những biến thể chung của hai loại gen này đã làm cho con người có liều lượng thấp các protein và do đó con người có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao hơn.
Trước đây, các nhà khoa học thuộc Trường đại học Maryland cũng phát hiện biến thể gen liên quan tới bệnh huyết áp cao, mở ra những phương pháp điều trị hiệu quả hơn đối với căn bệnh này. Gen trên có tên STK39, sản sinh ra một loại protein đóng vai trò hỗ trợ thận điều hòa lượng muối trong cơ thể.
Các nhà khoa học đã phân tích ADN của 542 người, cắt lớp khoảng 100.000 gen. Kết quả cho thấy những người có biến thể gien STK39 có hiện tượng tăng huyết áp và có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so với những người có gien này ở dạng phổ biến.
Hiện nay, trên toàn thế giới có gần nửa tỷ người mắc bệnh huyết áp cao. Theo giới y khoa, những người huyết áp cao dễ bị đau tim, đột quỵ và mắc bệnh thận./.