Phát hiện chấn động: Trái đất đang tối đi rõ rệt trong ba năm qua

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng Trái đất của chúng ta đang bị tối dần đi theo một tốc độ đáng kinh ngạc trong vòng 3 năm gần đây.

Đây là một khám phá gây sốc! Trái đất ngày càng tối hơn, và ánh sáng Mặt trời phản chiếu trên mỗi mét vuông mặt đất đã giảm đi 0,5 watt. Đặc biệt trong ba năm trở lại đây, các nhà khoa học cũng rất lo lắng về việc Trái đất sẽ đối phó như thế nào với lượng nhiệt tăng thêm 0,5 watt này.

Nghiên cứu đáng lo ngại này đến từ một nhóm các nhà khoa học được dẫn đầu bởi Philip Goode của Viện Công nghệ New Jersey. Trong 20 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn, Đài quan sát Mặt trời Hồ Big Bear, để quan sát một loại địa quang - earthshine, được đo mỗi đêm để nghiên cứu chu kỳ Mặt trời và độ mây của Trái đất.


Trái đất ngày càng tối hơn.

Philip Goode, nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ New Jersey và đồng tác giả nghiên cứu, giải thích: “Khi nhìn vào vầng trăng khuyết, bạn có thể thấy hình dạng của cả Mặt trăng do phần còn lại phản chiếu ánh sáng này”. Ông Goode cho biết sau 20 năm nghiên cứu lượng ánh sáng Trái đất phản xạ, ông đã phát hiện ánh sáng đang mờ dần.

Địa quang - earthshine thực chất là ánh sáng mà Trái đất phản xạ lên phần tối của Mặt trăng sau đó phản chiếu trời lại Trái đất và nó thay đổi theo từng thời điểm trong năm.

Điều này là do khi Mặt trời chiếu sáng Trái đất, bề mặt hành tinh của chúng ta sẽ phản xạ một phần ánh sáng lên Mặt trăng. Tuy nhiên, mặt đối diện với Mặt trời của Mặt trăng sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào, nhưng mặt tối của nó sẽ được chiếu sáng một chút nhờ vào ánh sáng phản xạ từ Trái đất, và ánh sáng này có thể quan sát và đo đạc bằng kính thiên văn.

Loại ánh sáng này sẽ thay đổi định kỳ khi trăng tròn và trăng khuyết. Các nhà khoa học đã quan sát nó cách đây 20 năm, sau 17 năm quan sát, họ phát hiện ra rằng số liệu hàng năm tương tự nhau, với xu hướng giảm nhẹ do đó ác nhà khoa học ban đầu muốn hủy bỏ nghiên cứu này vì cho rằng có theo dõi thêm nữa thì kết quả cũng không thay đổi gì, nhưng kế hoạch ban đầu là 20 năm, nên họ vẫn cắn răng chịu đựng cho qua.


Ánh sáng Mặt trời phản chiếu trên mỗi mét vuông mặt đất đã giảm đi 0,5 watt.

“Chúng tôi nghĩ rằng phải tiếp tục miễn cưỡng thực hiện thu thập dữ liệu phân tích nghiên cứu trong ba năm sau vì đã hứa với bản thân rằng sẽ có dữ liệu trong 20 năm. Nhưng kết quả cuối cùng khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Phân tích dữ liệu trong 3 năm qua đã nhận thấy sự khác biệt lớn. Độ phản xạ giảm rõ rệt vì vậy chúng tôi nghĩ những năm qua chúng tôi đã làm sai điều gì đó. Nhưng chúng tôi đã làm lại vài lần và kết quả vẫn như vậy”, ông Goode nói.

Tuy nhiên, trong ba năm gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể, có một sự biến động khá lớn từ các số liệu quan sát và nó khiến các nhà khoa học không khỏi sửng sốt. Trong ba năm này, ánh sáng Trái đất đã suy giảm mạnh so với 20 năm trước. Lượng ánh sáng phản xạ bởi Trái đất đã giảm 0,5 watt trên một mét vuông, tương đương với sự giảm 0,5% trong albedo của Trái đất và albedo trung bình của Trái đất là khoảng 30%. Điều này có nghĩa là năng lượng do Mặt trời tỏa xuống Trái đất trên một mét vuông sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn trước 0,5 watt.

Trong hàng tỷ năm, năng lượng mà Trái đất hấp thụ và bức xạ gần như được cân bằng, vì vậy nó đã duy trì môi trường sống của Trái đất và phát triển nhiều loại động thực vật phong phú. Chỉ trong ba năm, một bước ngoặt lớn đã xảy ra, phản ứng đầu tiên của các nhà khoa học là họ nghĩ mình đã sai ở đâu đó, vì vậy họ nhanh chóng kiểm tra lại dữ liệu, sau nhiều lần, cuối cùng họ cũng có thể xác nhận rằng dữ liệu là chính xác.


 Sau nhiều lần, cuối cùng các nhà khoa học cũng có thể xác nhận rằng dữ liệu là chính xác.

Lượng mây che phủ giảm nhiều nhất là ở các bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ. Đây cũng là khu vực ghi nhận nhiệt độ nước biển đang tăng lên do sự đảo ngược của một điều kiện khí hậu gọi là Dao động suy đồi Thái Bình Dương (Pacific Decadal Oscillation -PDO), có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu. Goode cho biết: “Ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Mỹ, các đám mây ở vùng thấp đã biến mất khiến nhiều ánh sáng Mặt trời chiếu vào hơn. Vì vậy theo cách mà chúng tôi quan sát được, độ phản xạ của Trái đất đã giảm xuống”.

Vậy điều gì đã gây ra sự suy yếu của phản xạ Trái đất? Phân tích và nghiên cứu sâu hơn cho thấy điều này không liên quan gì đến sự thay đổi độ sáng theo chu kỳ của Mặt trời, đồng thời, họ phát hiện ra rằng lượng mây trên Trái đất đã giảm đi. Mây che phủ là một yếu tố quan trọng trong việc phản xạ ánh sáng Mặt trời, khi lượng mây giảm đi thì ánh sáng Mặt trời phản xạ cũng giảm theo và nhiều ánh sáng Mặt trời chiếu tới mặt đất hơn, làm cho Trái đất ngày càng nóng hơn. Nơi có lượng mây bao phủ giảm nhiều nhất là bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ, do nhiệt độ bề mặt nước biển gần đây đã tăng lên đáng kể.

Các nhà khoa học chưa trả lời được liệu việc tối đi nhanh chóng này của Trái đất có trực tiếp dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu nhanh hơn hay không, nhưng các nhà khoa học đã có một số phỏng đoán về cách Trái đất sẽ đối phó với lượng nhiệt tăng thêm 0,5 watt và họ hy vọng sẽ tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể trả lời câu hỏi này.

Cập nhật: 25/10/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video