Phát hiện chấn động về tình trạng "kết hôn cận huyết" tại Hy Lạp thời cổ đại

Nếu như bạn sống ở Hy Lạp cổ đại, bạn sẽ được chứng kiến thường xuyên lễ cưới của những người anh chị em họ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phân tích bộ gene của hài cốt người cổ đại đã phát hiện ra rằng, không giống như ở các xã hội châu Âu khác trong thời kỳ này, những người anh em họ chung ông bà ở Minoan Crete và Mycenaean, Hy Lạp thường kết hôn với nhau.

Các chuyên gia từ Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig (Đức) cùng với một nhóm cộng tác quốc tế, đã phân tích hơn 100 bộ gene của người thời đồ đồng từ Aegean.

Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 16/1 trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution cho biết những phát hiện của họ cung cấp “những hiểu biết thú vị” về trật tự xã hội của thời đồ đồng Aegean.


Thần Zeus và Hera được kể là hai anh em

Bằng cách phân tích DNA của những người được chôn cất trong một ngôi mộ dưới sân ngôi nhà ở làng Mycenaean, các nhà nghiên cứu đã có thể tái tạo lại cây phả hệ của những cư dân ở đây từ thế kỷ 16 trước Công nguyên.

Giáo sư khảo cổ học Philipp Stockhammer, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, nói với CNN: “Chúng tôi muốn tìm hiểu xem những người được chôn cất cùng nhau có liên quan về mặt di truyền như thế nào và về những gì bạn có thể tìm hiểu về sự liên quan giữa tính tương đối về mặt di truyền đối với cấu trúc của xã hội”.

“Chúng tôi gắng xây dựng phả hệ gia đình đầu tiên cho Địa Trung Hải. Chúng ta có thể biết ai đã sống cùng nhau trong ngôi nhà này khi nhìn vào người được chôn cất ngoài sân.

Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng ba người con trai trưởng thành đã sinh sống trong ngôi nhà này. Một trong những người con dâu đã mang theo em gái và một đứa trẻ tới ở cùng. Đó là một nhóm người rất phức tạp sống cùng nhau”.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là người ta phát hiện ra rằng, khoảng một nửa số người sống trên đảo kết hôn với anh em họ trong khi tỷ lệ này trên đất liền là khoảng một phần ba.

Stockhammer cho biết: “Người ta đã nghiên cứu hàng nghìn bộ gene của người thời xưa và hầu như không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các xã hội trong quá khứ có hôn nhân giữa anh em họ. Từ góc độ lịch sử, điều này thực sự ấn tượng”.

Stockhammer và các đồng nghiệp của ông tin rằng các hôn phối như vậy là do vấn đề kinh tế, để ngăn chặn việc chia đất đai của gia đình. Ông giải thích: “Tất cả động lực là để tích tụ đất đai trong gia đình. Nếu bạn nhìn vào những gì người ta đang trồng, thì đó là nho và ô liu. Để trồng cả nho và ô liu thì có thể cần phải sống ổn định một chỗ trong nhiều thập niên. Và nếu bạn kết hôn với người trong gia đình của mình, điều đó có nghĩa là bạn chọn ở tập trung cùng một khu vực”.

Ông cũng cho rằng, ngược lại, ở những vùng khác của châu Âu thời đại đồ đồng, phụ nữ lấy chồng cách xa hàng trăm dặm. Ông giải thích rằng những khu vực đó thường trù phú hơn.

Ông phân tích: “Ở Hy Lạp, không có nhiều không gian để trồng trọt và những thứ bạn trồng cần hàng thập niên để phát triển. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy được cuộc hôn nhân giữa anh em họ chung ông bà từ bằng chứng trên bộ gene".

Stockhammer giải thích tầm quan trọng của khám phá: “Với kiến thức này, về cơ bản, chúng ta buộc phải suy nghĩ lại về các tổ chức xã hội trong thời kỳ này và các xã hội đứng đằng sau những tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc tuyệt vời này. Đó là một xã hội mà chúng ta đã viết nhiều về kiến trúc thượng tầng nhưng giờ đây chúng ta có thể nói thêm điều gì đó về tầng lớp bình dân”.

Cập nhật: 17/01/2023 1thegioi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video