Phát hiện đột phá tại 'địa ngục' sâu 3.000 km của Trái Đất: Thứ quyết định sự tồn vong chính là đây!

Âm thầm bảo vệ sự sống cho con người trên hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết về lõi Trái Đất.

'Linh hồn' của sự sống Trái Đất

Ở độ sâu gần 3.000 km dưới lòng đất là 'địa ngục' kim loại lỏng nóng chảy hàng nghìn độ C của Trái Đất. Giới khoa học gọi đó là lõi Trái Đất, phần nóng nhất trên hành tinh của chúng ta.

Nhờ có 'địa ngục' nóng hơn 5.000 độ C này, Trái Đất mới có được từ trường (tồn tại từ trong lòng Trái Đất kéo rộng đến không gian rộng lớn bao quanh Trái Đất), mang đến cho con người mọi thứ: Từ chiếc la bàn để định hướng đến việc trở thành 'tấm chắn' khổng lồ, vô hình, bảo vệ địa cầu và sự sống của nó khỏi gió Mặt Trời, các tia vũ trụ có sức phá hủy khủng khiếp.


Từ trường được sinh ra có sứ mệnh bảo vệ Trái Đất và con người. Ảnh: Internet.

Trong suốt chiều dài lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái Đất, vào một thời điểm nào đó, phần lõi vốn hoàn toàn là sắt nóng chảy hàng nghìn độ C đã nguội đi đủ để hình thành một quả cầu rắn ở vùng trung tâm. Đó là lúc, bằng một cách nào đó, từ trường được 'kích hoạt' để làm sứ mệnh: Bảo vệ sự sống Trái Đất.

Thuyết Geodynamo trong vật lý học đề xuất cơ chế rằng phần lõi đặc biệt đó sinh ra từ trường cho Trái Đất, bảo vệ sự sống cho con người và mọi sinh vật sống trên hành tinh.

Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi các nhà khoa học quan tâm sâu sắc đến cách nó tồn tại và cách nó được duy trì. Điều đó đủ lý do để cộng đồng khoa học quốc tế không ngừng giải mã những bí ẩn ở thế giới mà con người chưa thể chạm đến được này (lõi Trái Đất).

Trong tầm hiểu biết của nhân loại đến ngày nay, lõi Trái Đất có cấu tạo hai phần: Lõi trong (nhân trong, sâu từ 3000 - 5.150 km) chứa hợp kim sắt-niken dạng rắn, nóng tương đương bề mặt Mặt Trời (khoảng 5.000 độ C), phần này được bao bọc bởi lõi ngoài (sâu từ 5.150 - 6.360 km) bằng sắt nóng chảy, điểm nóng nhất đạt 6.100 độ C.

Tuổi của Geodynamo?

Bài toán lớn đặt ra: Đâu là thời điểm sinh ra Geodynamo, hay nói cách khác "Phần lõi toàn sắt lỏng chuyển biến một phần (nguội đi) để hình thành quả cầu rắn bên trong đường kính 1.220 km là khi nào?" đang khiến các nhà nghiên cứu điên đầu tìm hiểu.

Theo nỗ lực nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học, từ dữ liệu thu được trong các thí nghiệm, họ đưa ra kết luận: Tuổi của lõi trong sẽ nằm trong khoảng từ 1 tỷ đến 1,3 tỷ năm. Kết quả này rút ngắn thời gian mà giới địa chất đưa ra trước đó: Dao động từ 4,5 tỷ năm trước (thời điểm Trái Đất hình thành) - đến 565 triệu năm trước.

"Chúng tôi thực sự tò mò và vui mừng khi biết về nguồn gốc của Geodynamo, sức mạnh của từ trường, bởi vì tất cả chúng đều góp phần vào khả năng duy trì sự tồn vong của hành tinh" - Nhà địa chất học, Giáo sư Jung-Fu Lin thuộc Đại học Texas tại Austin, Mỹ - dẫn đầu nghiên cứu cho biết.

Cơ chế hoạt động của Geodynamo

Geodynamo (máy phát điện) được tạo ra bởi sự tuần hoàn của chất dẫn sắt lỏng ở phần lõi bên ngoài, điều khiển bởi sự đối lưu được cung cấp bởi hai cơ chế: Thứ nhất, có đối lưu nhiệt, được tạo ra bởi sự dao động nhiệt độ; điều này có thể xảy ra trong một lõi hoàn toàn lỏng. Thứ hai, có sự đối lưu thành phần, trong đó các phần tử nhẹ hơn được giải phóng ở ranh giới lõi bên trong đi qua lõi bên ngoài lỏng, tạo ra chuyển động.


Cơ chế hoạt động của Geodynamo tạo ra từ trường Trái Đất: Các dòng đối lưu của kim loại lỏng ở lõi ngoài được điều khiển bằng dòng nhiệt từ lõi trong, tạo ra dòng điện tuần hoàn tạo ra từ trường. Ảnh: United States Geological Survey

Trong cả hai trường hợp, chất lỏng dẫn điện này tạo ra các dòng điện tích điện cho lõi, về cơ bản biến nó thành một nam châm điện khổng lồ.

Hiện tại, cả hai dạng đối lưu đều có trong lõi Trái đất, đóng góp như nhau vào địa động lực. Nhưng trước khi lõi rắn kết tinh, chỉ có đối lưu nhiệt mới có thể xảy ra trong lõi Trái Đất. Điều này có khả năng tạo ra Geodynamo, nhưng để duy trì nó qua hàng tỷ năm, sắt cần phải cực kỳ nóng.

Hành trình của nhà khoa học

Để dẫn và duy trì nhiệt độ như vậy, tính dẫn nhiệt của sắt - cũng như khả năng dẫn nhiệt hiệu quả - cần phải cao. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định xem xét tính dẫn nhiệt của sắt dưới áp suất và ở nhiệt độ gần với nhiệt độ trong lõi.

Để làm được điều này, họ lấy một mẫu sắt, thổi bằng tia laze để làm nóng nó và ép nó trong một cái đe kim cương. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã đo được độ dẫn điện và nhiệt của mẫu thí nghiệm dưới áp suất 170 gigapascal (gấp 170 triệu lần áp suất khí quyển ở mực nước biển) và nhiệt độ gần 3.000 độ C.


Có thể nói, nhờ có lõi Trái Đất (sinh ra từ trường) mà chúng ta mới có thể sinh tồn được. Ảnh: Internet.

Áp suất tại lõi ngoài nằm trong khoảng từ 135 đến 330 gigapascal từ ranh giới bên ngoài đến ranh giới của lõi trong cùng. Phần này được cho là đạt trên 6.000 độ C (nhưng sắt cứng lại dưới áp suất mạnh).

Cập nhật: 27/08/2020 Theo Soha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video