Phát hiện hàng loạt dòng sông ngầm chảy dọc bờ biển

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tây Australia (UWA) phát hiện nhiều dòng sông dưới biển chảy dọc theo thềm lục địa của nước này.

Sông dưới biển thường hình thành trong mùa đông, khi sự mất nhiệt làm cho các vùng biển nông ven bờ cạn hơn, tạo ra những luồng nước dày đặc bên dưới mặt biển. Những luồng nước ngầm này sau đó men theo thềm lục địa và chảy ra ngoài khơi.

Sử dụng thiết bị lặn không người lái, các chuyên gia từ Đại học Tây Australia mới đây phát hiện các dòng sông ngầm đang hoạt động ở quy mô lớn chưa từng thấy dọc theo bờ biển. Hiện tượng có tác động lớn tới hệ sinh thái đại dương khi giúp vận chuyển các chất huyền phù và hòa tan từ bờ biển ra vùng nước sâu.

Biển nông ven bờ là lưu vực tiếp nhận các chất dinh dưỡng, chất gây ô nhiễm và quần xã sinh vật. Chúng đại diện cho một phần quan trọng của môi trường đại dương, giúp kết nối đất liền với biển sâu, nhóm nghiên cứu cho biết.


Hoạt động của dòng chảy ngầm giúp vận chuyển nhiều chất quan trọng ra biển sâu. (Ảnh: Fox News). 

Các dòng sông ngầm được thiết bị lặn quan sát thấy trong tất cả chuyến thám hiểm ở phía bắc bờ biển Australia. Một số mở rộng đến 50km và đạt độ sâu hơn 150m. Độ dày của các dòng chảy dao động từ 20 đến 30m.

"Đây là phát hiện quan trọng nhất đối với hải dương học ven biển trong những thập kỷ gần đây, không chỉ ở Australia mà trên phạm vi toàn cầu", Giáo sư Chari Pattiaratchi từ UWA nhấn mạnh.

Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Scientific Reports hôm 16/6.

Cập nhật: 22/06/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video