Phát hiện hành tinh tiềm năng nóng 3.000 độ C

Hệ sao Vega (Chức Nữ) có thể chứa một hành tinh lớn tương đương sao Hải Vương và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 2,5 ngày.

Các nhà thiên văn phát hiện, có thể tồn tại một hành tinh quay quanh Vega (Chức Nữ) - một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, Space hôm 12/3 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Astrophysical.


Vega là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. (Ảnh: Francisco José Sevilla Lobato).

Hành tinh tiềm năng này có kích thước tương đương sao Hải Vương. Nó nằm rất gần sao chủ và chỉ mất 2,5 ngày Trái đất để hoàn thành một vòng quỹ đạo. Khoảng cách gần cũng khiến nhiệt độ bề mặt thiên thể này lên đến 2.976 độ C. Nếu được xác nhận, đây sẽ là hành tinh nóng thứ hai từng phát hiện. Hành tinh nóng nhất là KELT-9b với nhiệt độ 4.300 độ C.

Vega chỉ cách Trái đất 25 năm ánh sáng và nằm ở vị trí khá cao trên vùng trời phía bắc, thuộc nhóm sao Tam giác Mùa hè. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác nhận sự tồn tại của hành tinh mới, đồng thời tìm thêm các hành tinh khác xung quanh sao Vega.

"Đây là một hệ sao lớn, lớn hơn Hệ Mặt trời rất nhiều. Có thể hệ sao này còn chứa những hành tinh khác. Vấn đề là chúng ta có phát hiện được chúng hay không", Spencer Hurt, nghiên cứu sinh tại Đại học Colorado, Boulder, cho biết.

Nhóm nghiên cứu phát hiện hành tinh tiềm năng nóng 3.000 độ C sau khi xem xét dữ liệu mà Đài quan sát Fred Lawrence Whipple, Arizona, thu thập trong 10 năm. Họ nhận thấy sao Vega dao động nhẹ, dấu hiệu chỉ ra nó đang bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của một hành tinh quay xung quanh.

Các nhà thiên văn đã bắt đầu săn hành tinh xung quanh Vega từ nhiều năm trước. Năm 2013, một nhóm nghiên cứu công bố bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một vành đai tiểu hành tinh lớn xung quanh ngôi sao này. Họ hy vọng điều này có thể mở đường cho việc tìm ra các hành tinh trong tương lai.

Vega sáng đến mức kính viễn vọng chuyên dụng có thể nhìn thấy nó kể cả vào ban ngày, giúp việc quan sát trở nên linh hoạt hơn. Người yêu thiên văn cũng có thể thấy ngôi sao này bằng mắt thường vào ban đêm. Hurt cùng đồng nghiệp hy vọng sẽ ghi nhận được ánh sáng trực tiếp từ hành tinh tiềm năng mới để xác nhận sự tồn tại của nó.

Cập nhật: 16/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video