Phát hiện hệ hành tinh nghiêng

Kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã truyền về một hệ thống hành tinh đầy bất thường, với các "cư dân" duy trì quỹ đạo cực xiên đối với sao trung tâm.

Đối tượng được quan sát là Kepler-56, ngôi sao đỏ khổng lồ già cỗi, nằm cách Trái đất 3.000 năm ánh sáng, và hai hành tinh ở quỹ đạo gần cũng như một hành tinh khổng lồ ở phía xa.

Thông thường, cách đơn giản nhất để phát triển một hệ hành tinh là các hành tinh con nằm trên quỹ đạo cùng mặt phẳng với xích đạo của sao trung tâm.


Hệ sao Kepler-56 chứa hai hành tinh bên trong có quỹ đạo xiên đối với sao trung tâm - (Ảnh: NASA)

Ví dụ, mọi hành tinh trong hệ mặt trời nằm trên quỹ đạo trong vòng 7 độ so với xích đạo của mặt trời.

Quỹ đạo xiên có thể đồng nghĩa với chuyện một hành tinh có "tuổi thơ" đầy hỗn loạn, bị kéo sang một mặt phẳng khác sau khi đối đầu với một hành tinh nào đó.

Đây thường là trường hợp của hành tinh như sao Mộc, một hành tinh khổng lồ với quỹ đạo gần sao trung tâm.

Tuy nhiên, trong trường hợp Kepler-56, hành tinh ngoài cùng vẫn duy trì quỹ đạo nghiêng giống như hai hành tinh trong cùng.

Phát hiện mới cung cấp chứng cứ cho thấy các hệ thống hành tinh nghiêng vẫn có thể xảy ra ở những hệ sao không chứa hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc.

Đây là công trình nghiên cứu do trưởng nhóm Daniel Huber của Trung tâm Nghiên cứu Ames thuộc NASA, được công bố trên chuyên san Science.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video