Phát hiện hồ cổ đại lớn gấp 10 lần tất cả hồ nước ngày nay

Khoảng 10 triệu năm trước, biển Paratethys, hồ lớn nhất trong lịch sử Trái Đất, bao phủ diện tích lớn hơn biển Địa Trung Hải ngày nay.

Trên bản đồ hiện đại, biển Paratethys trải rộng từ dãy Alps phía trên Italy tới Kazakhstan ở trung tâm châu Á. Cho tới nay, giới nghiên cứu biết rất ít về nước triều lên và xuống của biển Paratethys khi còn tồn tại, nhưng nghiên cứu mới công bố hôm 1/6 trên tạp chí Scientific Reports xác định 4 chu kỳ khiến hồ nước co lại dưới tác động của biến động khí hậu, nhiều khả năng giết chết lượng lớn sinh vật sống trong hồ.


Biển Paratethys trên bản đồ. (Ảnh: Đại học Utrecht).

Đời sống thủy sinh ở biển Paratethys rất độc đáo, bao gồm mọi loài từ trai và động vật giáp xác tới cá voi và cá heo nhỏ tiến hóa để phù hợp với môi trường hạn chế. Tuy nhiên, khi mực nước giảm đi và lượng muối gia tăng, rất ít loài có thể tồn tại, theo nhà địa chất học Wout Krijgsman đến từ Đại học Utrecht ở Hà Lan.

Krijgsman và cộng sự nghiên cứu ghi chép hóa thạch, trầm tích và địa chất của khu vực quanh biển Đen (nơi từng là trung tâm của biển Paratethys) để xác định 4 đợt sụt giảm mạnh của mực nước trong vài triệu năm, đồng thời lập mô hình và mô phỏng mực nước trong khu vực.

Lần sụt giảm trầm trọng nhất là lần cuối cùng, diễn ra cách đây 7,65 - 7,9 triệu năm, mang tên Great Khersonian Drying. Trong suốt thời kỳ này, mực nước ở biển Paratethys giảm 250 m, phân tách siêu hồ này thành những hồ nhỏ đôi khi quá độc hại đối với phần lớn động vật thủy sinh. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, siêu hồ có thể mất tới 70% diện tích bề mặt và 1/3 thể tích trong thời kỳ khô hạn.

Vào thời đỉnh điểm về sức chứa, biển Paratethys bao phủ khu vực rộng 2,8 triệu km2, chứa lượng nước lớn gấp 10 lần tất cả hồ nước trên Trái Đất ngày nay gộp lại. Biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa ở lục địa Á Âu cũng ảnh hưởng tới đất liền, những vùng đồng trống thay thế đất rừng và các loại rừng gỗ cũng thay đổi. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những quá trình trên tác động lẫn nhau như thế nào.

Được tạo ra từ dịch chuyển của mảng kiến tạo và sự nhô lên của những dãy núi ở trung tâm châu Âu, theo ghi chép địa chất, biển Paratethys tồn tại khoảng 5 triệu năm trước khi biến đổi về cảnh quan khiến nước hồ đổ vào Địa Trung Hải. Một nghiên cứu khác gần đây chỉ ra mực nước giảm quanh biển Paratethys Sea đã biến vùng ven bờ thành đồng cỏ, cung cấp đất đai phì nhiêu cho động vật ăn cỏ.

Cập nhật: 10/06/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video