Phát hiện hóa thạch "người ngoài hành tinh" 280 triệu năm tuổi tại Tây Úc

Hóa thạch 280 triệu năm tuổi này có hình dáng kỳ lạ đến khó hiểu này khiến cho nhiều người khi mới nhìn vào sẽ nghĩ chắc chắn đây là hóa thạch của người ngoài hành tinh.

Một hình ảnh gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội mô tả một bộ hóa thạch được bảo quản gần như nguyên vẹn của một sinh vật biển sống cách đây 280 triệu năm. Nhiều người khi nhìn vào liền khẳng định rằng đây chắc chắn là hóa thạch của người ngoài hành tinh. Nhưng con vật này chính xác là gì?


Hóa thạch của Jimbacrinus cho thấy chúng là động vật sống dưới đáy biển, đã từng phát triện rất thịnh vượng ở khu vực ngày nay là Tây Úc trong kỷ Permi. Chúng đã phát triển đến chiều dài khoảng 9 inch.

Trên thực tế, hóa thạch được đề cập thuộc về loài Jimbacrinus crinoids, hay còn gọi là hoa loa kèn biển, và được tìm thấy ở Tây Úc. Những sinh vật biển này sống cách đây khoảng 280 triệu năm, trong thời kỳ Permi và hóa thạch của chúng cung cấp những hiểu biết có giá trị về sự tiến hóa và sự đa dạng của sự sống trên Trái đất.

Các hóa thạch của loài này lần đầu tiên được công chúng chú ý thông qua một hình ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Hình ảnh cho thấy chúng được sắp xếp thành một nhóm, cho thấy chúng đã bị chôn vùi trong đá trầm tích của môi trường sống tự nhiên của chúng. Các hóa thạch được cho là đã được tìm thấy gần Gascoyne Junction, một khu vực hẻo lánh ở Tây Úc, nơi được biết đến với sự đa dạng về địa chất.


Jimbacrinus có năm cánh tay được tạo thành bởi các cấu trúc giống như xúc tu. Giống như tất cả các loài crinoids, nó sử dụng những cánh tay dang rộng này để ăn các động vật nhỏ và các hạt trong nước. Các loài crinoids có một lịch sử lâu dài. Chúng là những động vật da gai đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch và vẫn giữ được cấu trúc ban đầu trong suốt lịch sử lâu dài của chúng. Crinoids cực kỳ phổ biến trong Đại Cổ sinh.

Khi Midwest Times điều tra nguồn gốc của hình ảnh, họ phát hiện ra rằng nó đã được đăng trên trang web của một đại lý hóa thạch có trụ sở tại Hoa Kỳ. Đại lý này tuyên bố rằng hóa thạch được lấy hợp pháp và có thể được bán cho những người mua quan tâm. Điều này đặt ra một số câu hỏi về tình trạng pháp lý của việc thu thập và buôn bán hóa thạch ở Úc, nơi các luật liên quan đến việc thu thập và bán hóa thạch có sự khác nhau rất nhiều giữa các tiểu bang.

David Gear, đại diện của Bảo tàng Tây Úc, đã làm rõ tình trạng pháp lý của việc thu thập hóa thạch ở Tây Úc. Theo Gear, việc thu thập và xuất khẩu hóa thạch trong một số trường hợp nhất định là hợp pháp, nhưng người thu gom phải xin giấy phép cần thiết và tuân theo các hướng dẫn về thu thập hóa thạch có trách nhiệm. Gear cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để hóa thạch trong môi trường tự nhiên của chúng bất cứ khi nào có thể, vì chúng cung cấp dữ liệu khoa học quan trọng về lịch sử sự sống trên Trái đất.

Hóa thạch của loài trông giống người ngoài hành tinh này từng xuất hiện rất nhiều ở vùng biển nông bao phủ phần lớn Tây Úc trong thời kỳ Permi - được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1949 bởi người quản lý trạm gia súc Jimba Jimba, nơi đặt tên cho chi này. Ông J Bostock (người đặt tên cho loài này) đã tìm thấy các hóa thạch của loài Jimbacrinus crinoids trong hệ tầng Cundlego, một hệ tầng sa thạch được tạo ra bởi sự lắng đọng của lũ lụt và bão trong thời kỳ Permi sớm khoảng 275 triệu năm trước.

Hệ tầng địa chất này này được tìm thấy dọc theo một lòng lạch khô và chứa di tích hóa thạch của nhiều loài cư trú dưới đáy biển trong thời đại đó. Thật thú vị, những hóa thạch này thường được tìm thấy hoàn chỉnh và chưa được phát hiện ở bất kỳ địa điểm nào khác.

Mỏ hóa thạch gần Giao lộ Gasocyne cung cấp một cái nhìn thoáng qua về các sự kiện tuyệt chủng của Thời kỳ Permi, vào cuối thời kỳ xảy ra "Sự hủy diệt vĩ đại". Đây là sự kiện lớn nhất và nghiêm trọng nhất trong số năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt được biết đến trong suốt thời gian địa chất được ghi lại, sự kiện này khiến hơn 90% tất cả các loài sinh vật biển biến mất khỏi khỏi hành tinh của chúng ta vào thời gian đó. Nhiệt độ toàn cầu tăng lên dẫn đến nước ấm hơn và có tính axit mạnh hơn, làm tăng nồng độ khí methane và kim loại, đồng thời làm giảm nghiêm trọng nồng độ oxy trong nước khiến động vật biển khó tồn tại. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ các loài crinoids đã sống sót sau sự kiện tuyệt chủng và cho đến ngay nay vẫn còn hơn 600 loài crinoids đang sinh sống trên hành tinh của chúng ta.


Chúng là những động vật da gai đầu tiên xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch.

Có một sự thật thú vị khác là hóa thạch của loài crinoids là nguồn cảm hứng để xây dựng lên hình tượng của Sentinel trong phim Ma trận. Mặc dù Sentinel ban đầu có một số chức năng hạn chế, nhưng cuối cùng chúng đã phát triển thành những cỗ máy lùng sục khắp đô thị dưới lòng đất để tìm kiếm con người và tàu Zion.

Hóa thạch của các loài Jimbacrinus crinoids được tìm thấy gần Gascoyne Junction đặc biệt đáng chú ý vì chúng là những mẫu hóa thạch nguyên vẹn và hoản hảo nhất trên hành tinh của chúng ta, điều này có thể cho phép các nhà khoa học nghiên cứu các mô mềm và cấu trúc bên trong của chúng một cách chi tiết hơn.

Cập nhật: 02/12/2024 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video