Phát hiện hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1 tốt hơn Tamiflu

Viện Khoa học & Công nghệ Tính toán TP.HCM vừa công bố phát hiện 6 hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1 tốt hơn Tamiflu.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí PLoS Currents: Influenza (tạp chí khoa học mở dành riêng cho các nghiên cứu mới nhất về cúm A/H1N1) vào cuối tháng 8/2009.

(Ảnh minh họa: Howstuffworks)

Theo đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra 6 hợp chất dự đoán công hiệu hơn Tamiflu (tên khoa học Oseltamivir) trong việc điều trị bệnh cúm A/H1N1 thông qua việc mô phỏng, tính toán tương tác giữa virus cúm và các hợp chất hóa dược lấy từ cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kì.

Các nhà khoa học dự đoán, trong tương lai Tamiflu sẽ mất tác dụng do sự thay đổi trong cấu trúc protein của virus cúm. Vì vậy, việc tìm ra các hợp chất mới có khả năng bào chế thuốc trị bệnh cúm thay thế Tamiflu có ý nghĩa lớn trong việc đề phòng các đại dịch cúm mới bùng phát trong tương lai.

Ngay khi nghiên cứu trên được công bố, công trình đã nhận được nhiều quan tâm của các chuyên gia, cố vấn, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Ông Krishan Maggon- chuyên gia nghiên cứu và phát triển các loại dược phẩm tại Mĩ và Thụy Sĩ, cho biết, hoạt tính của hợp chất Peramivir trong nghiên cứu tính toán này phù hợp với kết quả thực nghiệm đã được tiến hành ở các công ty dược phẩm tại Hoa Kỳ.

Cúm A/H1N1 được khởi phát ban đầu từ Mexico vào tháng 3/2009, sau đó lan sang Mỹ, châu Âu, châu Úc, Á…và hiện nay dịch cúm A/H1N1 đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Đặc biệt, ngày 11/6/09 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giói đã nâng mức cảnh báo lên mức độ 6. Đây là mức cao nhất nghĩa là dịch đã có mặt trên khắp thế giới (nhưng không có nghĩa là bệnh tăng mức độ nguy hiểm).

Tuy nhiên, ông Krishan Maggon cũng đề xuất cần kiểm tra độc tính của 6 hợp chất này trước khi chế biến thành thuốc. Nhiều người quan tâm cho rằng công trình này cần được phổ biến rộng rãi hơn ở quy mô toàn cầu và cả Việt Nam.

Thứ nhất, các kết quả nói trên hiện chỉ ở mức độ thuần lý thuyết, cần được kiểm chứng thực nghiệm và nếu được, đưa vào sản xuất thuốc điều trị.

Thứ hai, vì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của cúm A/H1N1, nên cần tiếp tục phát triển các nghiên cứu quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

"Tuy nhiên, để đến được tay người sử dụng còn phải qua rất nhiều công đoạn mang tính thực nghiệm. Trong khi đó, khả năng của Viện chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ra 6 hợp chất này"- GS.TS.Trương Nguyện Thành- Viện trưởng ICST cho biết.

Hai sinh viên Nguyễn Tiến Hùng và Lê Thị Lý là những người tực tiếp thực hiện nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của GS.TS.Trương Nguyện Thành- Viện trưởng ICST.

Theo Mai Loan - Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video