Phát hiện khu định cư chìm bên dưới Venice cổ đại

Dấu tích chìm của một con đường La Mã đã được tìm thấy dưới đáy biển của đầm phá Venice, cùng với các cấu trúc khảo cổ được cho là những gì còn lại của một bến tàu và các khu định cư.

Khám phá này là bằng chứng cho thấy, phần lớn thành phố trên nước Venice từng là vùng đất khô hạn. Các di tích được cho là có niên đại hàng thế kỷ trước khi Venice được thành lập vào đầu thời trung cổ.

Những phát hiện mới ở kênh Treporti, ở phần phía bắc của đầm phá bên ngoài của Venice, xác nhận những phát hiện của một cuộc điều tra khảo cổ học về khu vực này vào những năm 1980 và cho rằng khu vực ngập nước hiện nay chủ yếu là đất khô, Fantina Madricardo, một nhà địa vật lý cho biết.

Viện Khoa học Biển (ISMAR) ở Venice là tác giả chính của một nghiên cứu mới được công bố ngày 22/7 trên tạp chí Scientific Reports . Khu vực này có thể có một số khu định cư lâu dài nhỏ và những con đường nối chúng với các trung tâm thương mại gần đó.


Công trình tái hiện con đường trong vành đai La Mã cổ đại.

Madricardo cho biết: “Đầm phá Venice hình thành từ sự dâng cao của mực nước biển sau đợt băng hà cuối cùng, vì vậy đó là một quá trình lâu dài. Chúng tôi biết rằng từ thời La Mã - khoảng 2.000 năm trước - mực nước biển ở đó đã tăng lên đến hai mét rưỡi”.

Sự thay đổi của mực nước biển có nghĩa là những khu vực rộng lớn của đầm phá hiện đang ở dưới nước từng là vùng đất khô hạn và bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng vùng đất này đã bị cắt ngang bởi ít nhất một con đường được xây dựng tốt.

Nhóm nghiên cứu đã xác định một phần của con đường La Mã ngập nước dài hơn 1.000m, cùng với một cấu trúc ở phía đông bắc có thể từng là bến đỗ cho tàu bè.

Thành phố Venice có tuổi đời nhiều thế kỷ, nhưng không có ghi chép nào về thành phố này trong các tác phẩm thời La Mã. Các nhà khảo cổ học tin rằng, nó bắt đầu như một tập hợp các ngôi làng trên các hòn đảo trong khu vực sau khi Đế chế La Mã phương Tây sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ tư.

Các hiện vật của người La Mã trước đây đã được tìm thấy trong các tuyến đường thủy và trên các đảo ở Venice, nhưng mức độ chiếm đóng của con người ở đó vào thời La Mã vẫn chưa rõ ràng; một số nhà khoa học cho rằng khu vực này có dân cư đông đúc, nhưng những người khác cho rằng nó hầu như không có các khu định cư vào thời điểm đó.

Trong nghiên cứu mới nhất, Madricardo và nhóm của cô đã sử dụng máy quét siêu âm và tiến hành lặn khảo cổ ở kênh Treporti vào năm 2020, nơi họ tìm thấy 12 cấu trúc khảo cổ thẳng hàng theo hướng đông bắc trong khoảng cách 1.140m.

Các cấu trúc ngập nước cao tới 2,7 m và dài tới 52 m, và có khả năng là phần còn lại của một nền đường cổ được xây dựng phía trên vùng nông thôn xung quanh, cô nói.

Các cuộc lặn khảo cổ cũng phát hiện ra những viên đá có mặt trên nhẵn và mặt dưới hình trứng, tương tự như đá bazan của người La Mã - loại đá theo truyền thống được sử dụng để lát bề mặt trên của các con đường La Mã cổ đại.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy một nhóm cấu trúc chìm ẩn dưới đường, ở độ sâu khoảng 9m. Các nhà nghiên cứu cho biết những cấu trúc này có thể là tàn tích của một bến tàu cổ nằm trong một kênh nước bên cạnh con đường, và bến tàu này từng có diện tích lớn hơn cả một sân bóng rổ, các nhà nghiên cứu cho biết.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết chính xác con đường La Mã được xây dựng từ khi nào và nó được sử dụng trong bao lâu trước khi dải đất này cuối cùng bị sóng biển bao phủ.

Mặc dù khu vực này đã được sửa đổi hoàn toàn trong 200 năm qua, Madricardo hy vọng rằng các lõi trầm tích từ đáy đầm phá có thể có niên đại cacbon phóng xạ, điều này có thể tiết lộ thêm về tuổi của nó.

Cập nhật: 26/07/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video