Phát hiện khu rừng lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại 386 triệu năm

Tại dãy núi Catskill ở phía đông nam bang New York, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một bộ hệ thống rễ cây hóa thạch, có niên đại 386 triệu năm tuổi. Đây được coi là khu rừng lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.

Tàn tích của một khu rừng cổ đại đã được xác định tại một mỏ đá gần Cairo, New York, Hoa Kỳ. Các hóa thạch đã được xác định niên đại 386 triệu năm tuổi, khiến chúng trở thành hóa thạch lâu đời nhất mà chúng ta biết. Theo các nhà khoa học, địa điểm mới không chỉ cho chúng ta nhiều hơn về cách khí hậu Trái đất thay đổi theo thời gian mà còn là bằng chứng cho thấy các khu rừng phát triển sớm hơn 2 đến 3 triệu năm so với suy nghĩ trước đây. Những phát hiện đã được công bố gần đây trên tạp chí Current Biology and và New Scientist.

"Charles vừa đi ngang qua sàn của mỏ đá và anh ấy nhận thấy những cấu trúc rễ lớn này rất đặc biệt" Christopher Berry tại Đại học Cardiff ở Anh cho biết - phát hiện này liên quan đến Charles Ver Straeten tại Bảo tàng Bang New York, người đã phát hiện ra những hóa thạch đầu tiên vào năm 2008.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ba loại cây tại địa điểm này – một bằng chứng cho thấy các khu rừng cổ đại bao gồm một số loài cây khác nhau. Một trong số chúng, thuộc chi Archaeopteris, có rễ dài vươn tới 11 mét. Loài này tương tự như cây lá kim hiện đại và là loài đầu tiên được biết là có lá xanh dẹt tiến hóa.


Tàn tích của một khu rừng cổ đại đã được xác định tại một mỏ đá ở Mỹ.

Tại một mỏ đá bỏ hoang gần trị trấn Cairo, New York, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện thấy tàn tích của một khu rừng lâu đời nhất từng tồn tại trong lịch sử Trái đất. Phát hiện này được coi là một bước ngoặt trong lịch sử hình thành sự sống trên hành tinh. Khi những cây cổ thụ phát triển được những cụm rễ như này, chúng đã tiêu thụ để rút bớt lượng carbon dioxide (CO2) trong khí quyển và khóa carbon lại.

Trước đây, hóa thạch Archaeopteris lâu đời nhất được tìm thấy có niên đại không quá 365 triệu năm tuổi, Berry nói. Chính xác từ bao giờ loài cây này tiến hóa thành cây hiện đại vẫn là một dấu mốc không rõ ràng.

Nhưng bây giờ, phát hiện ở Cairo đã cho thấy Archaeopteris bắt đầu quá trình chuyển đổi của nó vào khoảng 20 triệu năm trước, Patricia Gensel, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bắc Carolina cho biết.

"Kích thước của các hệ thống gốc đó đã thực sự thay đổi cái nhìn của chúng ta", cô nói. Bởi 20 năm về trước, các nhà nghiên cứu cho rằng những cây có hệ thống rễ lớn và phức tạp như vậy không phát triển quá sớm trong lịch sử địa chất.

Archaeopteris không chỉ ấp ủ và nuôi dưỡng những sự sống, những loài sinh vật xung quanh mình, mà còn giúp thúc đẩy quá trình sự sống tiến hóa và bao phủ trên khắp Trái đất.

William Stein, nhà sinh vật học tại Đại học Binghamton ở New York và là tác giả chính của nghiên cứu mới, cho biết: "Archaeopteris dường như tiết lộ sự khởi đầu của tương lai về những khu rừng cuối cùng sẽ trở thành gì. Dựa trên những gì chúng tôi biết từ bằng chứng hóa thạch cơ thể của Archaeopteris trước đó, và bây giờ từ bằng chứng về rễ mà chúng tôi đã bổ sung, những loài thực vật này đã tiến hóa rất nhanh so với các loài thực vật kỷ Devon khác. Mặc dù vẫn còn khác biệt đáng kể so với những loài cây hiện đại, nhưng Archaeopteris dường như đã chỉ ra con đường tiến hóa trong tương lai của những khu rừng vào thời điểm đó".

Stein và nhóm của ông cũng phát hiện ra bằng chứng về "cây có vảy" thuộc lớp Lycopsida – những cây chỉ được cho là tồn tại trong Kỷ Than đá hàng triệu năm sau, vào cuối Kỷ Devon. Do đó, những phát hiện mới cung cấp bằng chứng cho thấy rừng phát triển sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta biết trước đây.


Khu rừng này không phải là nơi không có loài động vật nào sinh sống.

Christopher Berry, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Cardiff, Vương quốc Anh cho biết tầng mỏ đá mà nhóm nghiên cứu tìm thấy có kích thước bằng một nửa sân bóng bầu dục. Đó là một lớp cắt ngang qua ngay dưới bề mặt của khu rừng cổ đại.

Trên thực tế, khi xem xét về niên đại của khu rừng chúng ta có thể biết được rằng vào thời điểm nó phát triển mạnh mẽ nhất, trên Trái đất vẫn chưa tồn tại những loài chim, động vật có xương sống trên cạn và cả khủng long. Những loài này chỉ xuất hiện và phát triển vào 150 triệu năm sau khi khu rừng này xuất hiện.

Tuy nhiên, khu rừng này không phải là nơi không có loài động vật nào sinh sống. Thay vào đó, nó có khả năng là nơi sinh sống của những con bọ giống như cuốn chiếu và các loài côn trùng khác. "Thật buồn cười khi nghĩ về một khu rừng không có động vật lớn", Chris Berry, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Cardiff và là đồng tác giả của nghiên cứu mới, nói với The Guardian.

Rừng và sự tiến hóa của chúng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc định hình khí hậu và hệ sinh thái của hành tinh chúng ta. Bằng cách thu giữ carbon dioxide, những khu rừng đã giảm mức độ của khí nhà kính xuống tương tự như thời hiện đại, giúp làm mát đáng kể hành tinh. Theo Sandy Hetherington tại Đại học Oxford, nghiên cứu hóa thạch có thể giúp cung cấp manh mối về mối quan hệ giữa nạn phá rừng và biến đổi khí hậu hiện đại.

Bà nói: "Hiểu được điều này đã xảy ra như thế nào trong quá khứ là rất quan trọng để dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai do biến đổi khí hậu và nạn phá rừng".

Cập nhật: 24/11/2022 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video