Phát hiện loài dực long như bước ra từ phim viễn tưởng

Hóa thạch 160 triệu năm tuổi ở Trung Quốc hé lộ một loài thằn lằn bay cổ đại chưa từng được biết tới.

Theo mô tả trên tạp chí PeerJ, loài dực long mới - được đặt tên là Sinomacrops bondei - sở hữu khuôn mặt mập mạp với đôi mắt to và một chiếc cằm ngắn, trông giống những con chim Porgs đáng yêu trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars: The Last Jedi của Disney.


Mô phỏng loài Sinomacrops bondei (trái) so với chim Porgs trong phim Star Wars. (Ảnh: Zhao Chuang).

Hóa thạch 160 triệu năm tuổi của sinh vật được tìm thấy tại hệ tầng Tiaojishan ở tỉnh Hà Bắc, phía đông bắc Trung Quốc. Đây là mẫu vật đầu tiên thuộc họ Anurognathid vẫn còn lưu giữ hộp sọ nguyên vẹn, cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa và phát sinh loài của nhóm thằn lằn bay cổ đại này.

Anurognathid phân bố ở châu Á và châu Âu từ kỷ Jura giữa đến kỷ Phấn Trắng sớm, cách đây khoảng 164 - 122 triệu năm. Chúng có kích thước nhỏ hơn nhiều so hầu hết họ hàng sống cùng thời. Tất cả các loài Anurognathid từng được biết đến đều có sải cánh không vượt quá 90cm.


Hóa thạch Sinomacrops bondei với hộp sọ gần như nguyên vẹn. (Ảnh: Zhao Chuang).

Sinomacrops bondei được cho là sử dụng đôi cánh của nó để bay lượn trong các khu rừng nguyên sinh và săn các loài côn trùng nhỏ trên không.

Đến nay, mới chỉ có ba loài Anurognathid được mô tả ở Trung Quốc. Phát hiện mới bởi vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Mẫu vật hóa thạch duy nhất của Sinomacrops bondei hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Cẩm Châu ở miền trung Trung Quốc.

Cập nhật: 15/04/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video