Được tìm thấy từ năm 1991, tuy nhiên, đến vừa qua, các nhà khoa học mới thống nhất xác định được chính xác “tên tuổi” của loài khủng long được coi là “bạo chúa” của biển khơi.
Năm 1991, các nhà khảo cổ học tìm thấy phần mõm, hộp sọ và hàm trên của một sinh vật chưa được xác định rõ ở Smoky Hill Chalk, Kansas, Mỹ.
Vào thời điểm đó, với công nghệ hỗ trợ còn gặp nhiều hạn chế, các nhà khoa học ban đầu xác định đó là Platecarpus, loài thằn lằn biển thuộc họ Mosasaur (thương long).
Phải mất nhiều năm các nhà khoa học mới xác định được chính xác danh tính của “bạo chúa” đại dương Tylosaurus.
Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng con thủy quái này thực chất là một một con Tylosaurus họ hàng của Mosasaur. Tylosaurus khi trưởng thành có thể phát triển kích cỡ lên tới hơn 15m, nặng tới hơn 13 tấn.
"Bộ ký tự chuẩn đoán FHSM VP-14845 nhận dạng hóa thạch sau nhiều năm nghiên cứu mới chỉ ra được đó thực chất là một con Tylosaurus", thông tin từ các nhà nghiên cứu cho biết.
Tylosaurus thể được xem là “bạo chúa” của đại dương khi có tốc độ bơi lên tới 50km/h và cũng vì có thân hình thuôn dài nên dễ lẩn trốn khỏi những kẻ thù khổng lồ.
Tylosaurus được coi là quái vật có sức mạnh vô song ở đại dương cách đây 85 triệu năm.
Tylosaurus sở hữu bộ hàm lớn và răng khỏe, phần xương nhô ra ngay trước mõm để tập trung toàn bộ lực đâm vào đối thủ. Chúng còn có thể nghe rất thính nhờ cấu tạo đặc biệt của hộp sọ.
Tylosaurus tiến hóa trở nên lớn hơn dài từ 14m-15m với trọng lượng hơn 10 tấn và nó làm cho các đối thủ của nó ít dần rồi rơi vào tình trạng tuyệt chủng.
“Bằng cách nào đó, nó được bảo tồn tốt một cách đáng kinh ngạc cho tới khi được phát hiện ra”, giáo sư Takuya Konishi, người đứng đầu nhóm các nhà khảo cổ học cho biết về bộ xương phát hiện được từng gây tranh cãi.