Phát hiện loài ốc sên biển nuôi con hộ "tình địch"

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học California, Davis (Mỹ), Solenosteira macrospira nằm trong số ít các loài mà con đực giữ nhiệm vụ chăm con.

>>> Tìm thấy hóa thạch 500 triệu năm họ hàng ốc sên


Ốc sên Solenosteira macrospira đực (trái) mang bọng trứng trên lưng.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trung bình, chỉ có 1/4 số trứng mà ốc sên Solenosteira macrospira đực mang trên lưng là của nó. Trong hàng trăm trứng đó là con của khoảng 25 con đực khác.

Stephanie Kamel, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết rằng khi ốc sên giao phối, con cái dính bọng trứng chứa hàng trăm con vào vỏ của con đực. Chiếc vỏ này hoạt động như để thay thế một khối đá bởi môi trường sống của ốc sên không có nhiều nơi để nó dính trứng.

Vỏ của ốc sên đực có thể được gắn hàng chục bọng trứng, mỗi bọng chứa khoảng 250 trứng. Khi trứng nở trong suốt 1 tháng, nhiều ốc sên con háu đói sẽ ăn mất chính anh em cùng lứa. Chỉ một số ốc sên con có thể tồn tại khỏi cuộc tàn sát này và thoát ra ngoài bọng trứng.

Kamel đã tiến hành xét nghiệm DNA các bọng trứng để xác định bố mẹ của chúng. Kết quả là trung bình chỉ 24% số ốc sên con là con của ốc sên bố mang bọng. "Việc ốc sên cái không chung thủy là một điều đáng ngạc nhiên", Kamel cho biết thêm rằng, một số con cái giao phối với hơn 10 con đực khác nhau.

Tham khảo: Sciencedaily

Theo Bee, Sciencedaily
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video