Các nhà địa chất tại Đại học Nakhon Ratchasima Rajabhat của Thái Lan đã xác nhận rằng, phần hóa thạch do người dân địa phương phát hiện trước đây thuộc loài tê giác cổ đại chưa từng được biết đến.
Hình ảnh mô phỏng loài tê giác cổ đại mới. (Ảnh: Thediplomat)
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, các hóa thạch thuộc loài tê giác không sừng, đầu dẹt được đặt là Aceratherium porpani theo tên người đã hiến tặng các hóa thạch cho trường đại học.
"Các hóa thạch bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh và hai xương hàm dưới, đã được tìm thấy tại một mỏ đá cát gần sông Moon ở huyện Chalerm Phrakiat, tỉnh Nakhon, Thái Lan năm 2003.
Sau đó, các hóa thạch được chuyển đến cho Porpan Vatchajitpan, cựu giảng viên Đại học Chulalongkorn (Thái Lan). Các giảng viên tặng các hóa thạch cho Viện Nghiên cứu của Đại học Nakhon Ratchasima Rajabhat vào năm 2009".
Mẫu vật được xác định là đã sống trong thời kỳ Miocen muộn nên tuổi của nó khoảng 6 đến 7,5 triệu năm.