Phát hiện một mảnh sao chổi ẩn trong thiên thạch

Các nhà nghiên cứu tại Nam Cực vừa phát hiện được một mảnh thiên thạch, nhưng điều lý thú là trong mảnh thiên thạch này có một mẩu sao chổi và giới khoa học đánh giá là thêm một tia sáng chiếu rọi cho chúng ta về sự hình thành của Hệ Mặt trời.

Thiên thạch có tên LaPaz Icefield 02342 được phát hiện tại Nam Cực là một mảnh thiên thạch nguyên thủy thuộc loại chondrite carbonate, đã trải qua rất ít thay đổi kể từ khi hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, vào thời điểm mà Hệ Mặt trời còn đang tự cấu trúc chính nó.

Sau khi phân tích, Viện Khoa học Carnegie tại Washington đã công bố một khám phá vô cùng bất ngờ cái mà họ tìm thấy bên trong.


Phần màu đỏ trong mảnh thiên thạch này chính là mẩu sao chổi đã “di cư” từ tận bên lề Hệ Mặt trời xa xôi xuống mặt đất.

Các chondrite carbonate vốn là những vật thể từ các cơ thể mẹ nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, do hậu quả của các vụ va chạm, phóng các mảnh vỡ vào không gian, một số trong đó cuối cùng rơi xuống Trái đất và được chúng ta gọi là thiên thạch.

Phân tích của Viện Khoa học Carnegie đã cung cấp những thông tin có giá trị cho các chuyên gia quan tâm đến sự hình thành của Hệ Mặt trời và các hành tinh của nó: một mảnh sao chổi có kích cỡ rất nhỏ chỉ gần 100 micron, đây là lần đầu tiên một mảnh sao chổi như vậy được phát hiện trên Trái đất.

Nhưng làm thế nào để xác định điều này? Đơn giản là các hình ảnh qua kính hiển vi điện tử và các phân tích sâu hơn cho thấy hàm lượng carbon và nước rất cao, mà đây chính là thành phần cấu tạo của sao chổi.

Sao chổi, giống như các tiểu hành tinh, được hình thành từ các đĩa khí và bụi đã từng bao quanh Mặt trời thời còn “trẻ”. Tuy nhiên hai loại sao này được hình thành tại các khoảng cách khác nhau so với Mặt trời, và do vậy điều này đã ảnh hưởng đến thành phần hóa học của chúng.

So với các tiểu hành tinh, sao chổi nằm cách xa Mặt Trời hơn, tận bên ngoài Vành đai Kuiper, nơi môi trường lạnh hơn nên chứa nhiều nước đá và carbon hơn.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Carnegie, khoảng từ 3 tới 3,5 triệu năm sau khi hình thành Hệ Mặt trời, mảnh sao chổi nhỏ này không rõ bằng cách nào đã “lọt” vào bên trong tiểu hành tinh mẹ của thiên thạch LaPaz. Rồi cho tới khi LaPaz bị bắn tung vào vũ trụ và tới Trái đất, thì mảnh sao chổi được Lapaz bao bọc bảo vệ bên ngoài nên vẫn an toàn cho tới nay.

Sự hiện diện của mảnh sao chổi này đã khẳng định rằng Hệ Mặt trời không phải lúc nào cũng có cấu hình như hiện tại.

Thời mới tạo lập, một số hành tinh như sao Thiên Vương hay sao Hải Vương đã nằm gần Mặt Trời hơn nhiều so với ngày nay và nhiều ngôi sao khác cũng đã thay đổi vị trí, di chuyển về phía trung tâm hoặc đi xa hơn ra bên ngoài.

Điều này cho thấy đã có sự biến động lớn trong Hệ Mặt trời. Do đó, mảnh sao chổi này được hình thành ở vành ngoài, đã di cư vào khu vực của Sao Mộc, nơi chondrite carbonate được hình thành.

Như vậy là lần đầu tiên, loài người đã phát hiện được một thiên thể từ tận bên lề Hệ Mặt trời xa xôi “di cư” xuống mặt đất.

Cập nhật: 14/07/2020 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video