Phát hiện "mưa sắt" kỳ lạ trên một ngoại hành tinh

Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra một ngoại hành tinh cách Trái đất rất xa thường xuyên diễn ra “mưa sắt” kỳ lạ.

Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary (IAC) đã giải thích rằng ngoại hành tinh có tên WASP-76b có những ngày khi nhiệt độ của nó vượt quá 2.400 độ C, đủ nóng để làm bay hơi kim loại. Tuy nhiên khi về đêm, với những cơn gió mạnh, làm mát sắt để nó ngưng tụ thành những giọt sắt rơi xuống bề mặt ngoại hành tinh này.


Ngoại hành tinh này nằm cách xa 360 triệu năm ánh sáng so với Trái đất.

Ngoại hành tinh này nằm cách xa 360 triệu năm ánh sáng so với Trái đất, hướng về chòm sao Song Ngư. Trên hành tinh này, một năm chỉ kéo dài 1,8 ngày Trái đất.

WASP-76b bị khoá thủy triều với ngôi sao mẹ WASP-76, giống như cách Mặt Trăng luôn đối diện với Trái đất bằng một mặt duy nhất.

Vì vậy trên thế giới này, một nửa luôn là ban ngày với nhiệt độ trung bình lên tới 2.000 độ C, trong khi nửa kia luôn là ban đêm, "mát" hơn nhưng vẫn là nhiệt độ khắc nghiệt.

Tình trạng khóa thủy triều này cũng tạo điều kiện cho những cơn gió mạnh bao quanh hành tinh.

Các điều kiện đáng chú ý trên WASP-76b đã được phát hiện bằng Máy quang phổ Echelle và Quan sát quang phổ ổn định (ESPRESSO). Thiết bị có độ phân giải cao, do IAC chịu trách nhiệm được lắp đặt tại Đài thiên văn Nam châu Âu (VLT) ở Chile.

Các nhà khoa học đã sử dụng ESPRESSO để xác định các biến thể hóa học giữa đêm và ngày trên WASP-76b. Đây cũng là lần đầu tiên các biến thể như vậy được phát hiện trong một hành tinh cực nóng.


Hành tinh WASP-76b sở hữu một môi trường vô cùng kinh dị - (Ảnh đồ họa: AI).

Lượng nguyên tử sắt dồi dào trong bầu khí quyển chủ yếu do nhiệt độ cực cao ở mặt ban ngày của hành tinh đã làm bốc hơi sắt.

Khi gió lưu thông đến mặt ban đêm, sắt này bị ngưng tự và rơi xuống thành mưa sắt, y như cách nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trên Trái đất.

Nghiên cứu về hành tinh hấp dẫn này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics, đem đến thêm một mảnh ghép về cách mà các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời vận hành.

"Thật đáng ngạc nhiên, chúng tôi không thấy hơi sắt này vào lúc bình minh”, David Ehrenreich, một nhà nghiên cứu tại Đại học Geneva và là tác giả đầu tiên cho biết.

"Giống như Mặt trăng quay quanh Trái đất, điều này gây ra sự chênh lệch nhiệt độ cực độ giữa ngày và đêm trên hành tinh", Jonay I. González Hernández, một nhà nghiên cứu cho biết thêm.

Bên cạnh đó, theo Núria Casasayas Barris, một nhà nghiên cứu tại IAC và nghiên cứu sinh tại Đại học La Laguna của Tây Ban Nha, nhận định các hành tinh khổng lồ là các phòng thí nghiệm tốt nhất mà chúng ta có để nghiên cứu khí hậu khắc nghiệt trên các hành tinh ngoại. Với ESPRESSO, chúng ta có thể phát hiện các biến đổi hóa học bằng cách phân tích một phần nhỏ của bầu khí quyển có thể quan sát được.

Cập nhật: 11/09/2024 Theo Dân Trí/NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video