Phát hiện phóng xạ trong lá cây ở Hà Nội

Một trạm quan trắc thuộc Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam hôm qua đã phát hiện nồng độ phóng xạ trong lá cây ở Hà Nội, với hàm lượng nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trạm quan trắc phóng xạ môi trường của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân ở Hà Nội đã lấy mẫu lá thông (loại lá thường được dùng để chỉ thị ô nhiễm phóng xạ trong môi trường không khí và thực vật) ở huyện Sóc Sơn. Trạm quan trắc đã ghi nhận hai đồng vị phóng xạ là Cs-137 và Cs-134 trong lá cây thông, nhưng hàm lượng nhỏ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ của tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện CTBTO, cuối ngày hôm qua, đám mây phóng xạ vào Việt Nam và có thể tồn tại trong vùng Đông Nam Á một vài ngày.


Hình ảnh mô phỏng dự đoán sự di chuyển của đám mây phóng xạ tại khu vực Đông Nam Á, lúc 2h ngày 11/4. Ảnh: Bộ KH&CN

Nồng độ hạt nhân phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian. Đám mây phóng xạ mạnh nhất (màu xanh dương) được dự đoán sẽ phân tán rất nhanh trong trong hôm nay”, báo cáo của Bộ khoa học và công nghệ có đoạn.

Tại Việt Nam, theo số liệu đo đạc của các trạm thuộc viện Năng lượng nguyên tử, ở Đà Lạt và Ninh Thuận không phát hiện thấy đồng vị phóng xạ Cs-134 và Cs-137, chỉ ghi nhận đồng vị phóng xạ I-131 nhỏ. Ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận các đồng vị phóng xạ nhân tạo là I-131, Cs-134 và Cs-137. Trạm đo tại Hà Nội không thấy đồng vị I-131.

“Các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được tại 3 địa điểm nói trên đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường”, báo cáo nhấn mạnh.

“Nồng độ phóng xạ I-131 có chu kì bán rã là 8,02 ngày, tức là có 8,02 ngày nồng độ phóng xạ sẽ giảm đi một nửa, do đó việc nồng độ I-131 không còn trong không khí là đúng quy luật”, tiến sĩ Vương Hữu Tấn, viện trưởng viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam nói.

Cũng theo ôngTấn, giả thiết đám mây phóng xạ có bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam gấp 100 lần thì vẫn thấp hơn hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Giải thích thêm về màu sắc trên hình ảnh mô phỏng mây phóng xạ, tiến sĩ Tấn cho biết, thang cột đứng bên phải thể hiện nồng độ phóng xạ, mỗi màu sắc tương ứng với từng mức độ phóng xạ cao thấp. Màu ở trên cùng thể hiện nồng độ phóng xạ cao, càng đi xuống, nồng độ phóng xạ càng giảm.

Ông Tấn nói thêm, màu sắc không thể hiện mức độ phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà cần tính toán đo đạc với số liệu cụ thể. Giới hạn quy định theo tiêu chuẩn của Việt Nam là 10 triệu µBq/m3 đối với I-131 và 2 triệu µBq/m3 đối với Cs-137.

Hôm 8/4, tại cuộc họp bàn về phương án ứng phó với ảnh hưởng của sự cố hạt nhân từ Nhật Bản lên sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết đã xây dựng chương trình dự phòng cho người dân uống thuốc kali iốt để dự phòng nhiễm phóng xạ.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video