Phát hiện "phù thủy xanh lục" - thứ làm cho Trái đất có sự sống

Trái đất từng là một quả cầu lửa đáng sợ với bầu khí quyển chết chóc đầy carbon dioxide chết chóc. Nhưng một thứ bí ẩn đã trỗi dậy, biến địa cầu thành trong lành rồi chui sâu vào lòng đất ẩn mình suốt hàng tỉ năm qua.

Như các bằng chứng cho thấy, y như cái tên của liên đại địa chất đầu tiên - Hadean, tức Liên đại Hỏa Thành - Trái đất từng là một quả cầu lửa khó sống, bầu trời bao phủ bởi mây carbon dioxide như Sao Kim, theo tờ Sci-Tech Daily.

Nhưng rồi nó đã biến đổi một cách ngoạn mục và ngày một trở nên dễ thở hơn, mát mẻ hơn. Ngoài sự nguội đi tự nhiên của hành tinh, các bằng chứng địa chất cho thấy Trái đất đã trải qua một cuộc lột xác kỳ lạ, trong đó carbon dioxide chết chóc nhanh chóng bị tiêu trừ.


Trái đất đã kết thúc giai đoạn "cầu lửa địa ngục" bởi sự trợ giúp của các tảng đá "phù thủy xanh lục" bí ẩn - (Ảnh: Simone Marchi, Southwest Research Institute)

Hai nhà địa chất học Jun Korenaga và Yoshinori Miyazaki từ Đại học Yale (Mỹ) đã kết hợp các khía cạnh nhiệt động lực học, cơ học chất lỏng và vật lý khí quyển để tái tạo lại mô hình Trái đất và đi đến kết luận rằng địa cầu sơ khai được bao phủ bởi một loại đá đã không còn tồn tại.

Đó là những tảng đá giàu khoáng chất tên pyroxene, có thể có màu xanh lá cây đẹp mắt, cực kỳ giàu ma-giê.

Các khoáng chất giàu ma-giê này đã phản ứng mạnh với carbon dioxide để tạo ra cacbonat, đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon trong khí quyển.

Khi Trái đất nóng chảy bắt đầu đông đặc, lớp phủ ấm và ngậm nước của nó - lớp đá dày 3.000 km của hành tinh - cũng có sự chuyển đổi mạnh mẽ, kết hợp với các tảng đá "phù thủy xanh" đẩy lùi carbon diodixe đáng ghét chỉ trong vòng 160 triệu năm.

"Như một phần thưởng bổ sung, những tảng đá kỳ lạ này sẽ dễ dàng phản ứng với nước biển để tạo ra một dòng lớn hydro, cần thiết cho việc tạo ra các phân tử sinh học" - giáo sư Korenaga nói thêm.

Sau giai đoạn kỳ diệu đó, lớp đá màu xanh lục huyền bí này đã theo quá trình kiến tạo mảng phức tạp của Trái đất chìm sâu vào lớp phủ, kết thúc sứ mệnh.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Nature.

Cập nhật: 17/03/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video