Phát hiện sóng radar bí ẩn, có thể phát ra từ nền văn minh ngoài vũ trụ

Các chuyên gia nhận định hố đen hoặc một nền văn minh nào đó đã gửi tín hiệu này. Dù là gì đi nữa, nó cũng sở hữu nguồn sức mạnh vô cùng lớn.

Một tín hiệu sóng radar phát đi một cách bí ẩn từ vũ trụ đã được kính thiên văn CHIME hiện đại tại Canada phát hiện hôm 2/8. Tín hiệu được đặt tên Fast Radio Burst 180725A (FRB180725A) này chỉ kéo dài một phần nghìn giây, và là sóng đầu tiên được phát hiện có tần số dưới 700 MHz.


Kính thiên văn CHIME (Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment) trị giá khoảng 16 triệu USD. (Ảnh: Dailymail).

Phát xạ vô tuyến FRB này cực kỳ hiếm gặp, với chỉ một số ít tín hiệu đột ngột được bắt gặp lần đầu tiên vào năm 2007.

Về kính thiên văn phát hiện ra FRB, CHIME là loại kính viễn vọng trị giá 16 triệu USD mới chỉ được đưa vào sử dụng một năm nay, được thiết kế để có thể phát hiện các tín hiệu gửi đi từ vũ trụ ở khoảng cách 6 đến 11 tỷ năm tuổi.

Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục theo dõi nguồn sóng này, đồng thời nhận định nó có thể được gửi đi từ hố đen hoặc các nền văn minh tiên tiến khác trong vũ trụ. Nhưng dù là thứ gì phát ra FRB, nó đều sở hữu nguồn sức mạnh vô cùng lớn.

Các nghiên cứu về FRB hiện vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, với tín hiệu sóng đầu tiên được phát hiện ra chỉ cách đây chưa đầy một thập kỷ. Và từ đó, cũng chỉ có 20 tín hiệu bắt được từ Trái Đất.

Theo Daily Mail, hầu hết tín hiệu đều được gửi đi từ dải Ngân hà, song một số đã được gửi đi từ hàng tỷ năm về trước.

Cập nhật: 03/08/2018 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video