Phát hiện thành phố bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất Ai Cập

Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết nước này đã khai quật một thành phố có niên đại 7.000 năm (tức thuộc về triều đại đầu tiên của nền văn minh sông Nile) ở tỉnh Sohag.

Thành phố cổ này có khả năng là nơi ở của các quan chức cao cấp cùng những nhà mồ lớn. Vị trí mà các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của thành phố nằm cách đền thờ Seti I khoảng 400m, ngay trong khu du lịch Luxor nổi tiếng.


Thành phố cổ được phát hiện gần Luxor - điểm du lich nổ tiếng ở Ai Cập. (ảnh Getty).

Các nhà khảo cổ phát hiện những túp lều, cốt gốm và công cụ sắt, cùng 15 ngôi mộ rất lớn, lớn hơn cả ngôi mộ các vị vua ở Abydos. Bộ Cổ vật cho biết các ngôi mộ lớn này có thể dành cho những người có địa vị xã hội cao bậc nhất thời Ai Cập cổ đại.

Đây có thể là chìa khóa mang lại những hiểu biết mới về Abydos – một trong những thành phố lâu đời nhất và từng là thủ đô của Ai Cập cổ đại cuối thời kỳ Tiền Triều đại.

Phát hiện trên còn mở ra cơ hội vực dậy nền du lịch đang sa sút của Ai Cập, vốn đã bị ảnh hưởng từ các cuộc chính biến ở quốc gia này vào năm 2011.

Hơn 14,7 triệu khách du lịch đến thăm Ai Cập vào năm 2010, giảm còn 9,8 triệu người trong năm 2011. Trong quý I năm 2016 chỉ 1,2 triệu lượt khách du lịch đến Ai Cập so với 2,2 triệu năm trước cùng kỳ năm ngoái.

Cập nhật: 24/11/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video