Phát hiện thêm về virus EMC mới gây viêm phổi

Nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu cho biết loại virus gây tổn thương cho phổi người mới được phát hiện gần đây có khả năng thâm nhập các tế bào phổi và gây bệnh dễ dàng như virus gây cúm thông thường. Điều này chứng tỏ virus mới đã khá thích ứng để trở thành mầm bệnh cho con người.

>>> Báo động virus gây chết người ở Mỹ

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm và so sánh virus EMC mới này với virus gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) và virus 229E gây cúm ở người. Cả ba loại virus này đều thuộc họ virus thân răng (viruscorona).

Kết quả cho thấy tế bào phổi dễ bị tổn thương trước sự tấn công của virus EMC giống như hai virus còn lại và trên thực tế, virus EMC còn phát triển nhanh hơn virus gây SARS.

Virus EMC được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 6/2012, khi một người đàn ông Arập Xêút tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp không xác định được nguyên nhân. Sau đó, các ca nhiễm bệnh xuất hiện lác đác với những trường hợp đơn lẻ và nhóm người.

Việc xét nghiệm các mẫu lưu đã phát hiện hai người chết trong nạn dịch bệnh đường hô hấp bí hiểm ở Jordan hồi tháng 8 năm ngoái bị nhiễm virus EMC.

Tất cả các ca nhiễm virus EMC đều có mối liên hệ với Trung Đông, trong đó Arập Xêút, Jordan và Qatar là những nước có các trường hợp bị lây nhiễm tăng lên.

Tuy nhiên, trong tuần qua, Anh cũng đã tuyên bố hai công dân nước này mới đây không hề rời khỏi đất nước đã bị nhiễm EMC, có thể do qua giao tiếp với một thành viên gia đình mang mầm bệnh sau khi đến Pakistan và Arập Xêút.

Đến nay đã có 12 trường hợp được xác định bị nhiễm virus EMC, 5 người trong số này đã tử vong trong khi số còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.

Hiện, nguồn gốc cũng như mức độ nguy hiểm của EMC đối với con người vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng virus mới có thể dễ dàng xâm nhập vào phổi người, nhưng không có nghĩa là có thể lây lan rộng rãi giữa người với người.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cả ba virus thân răng này đều lọt qua hệ miễn dịch, do không gây ra nhiều phản ứng đối với hệ miễn dịch tự nhiên, rào chắn phòng vệ đầu tiên của cơ thể người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi được chữa trị với interferon (các protein tín hiệu do tế bào cơ thể sinh ra để cảnh báo các tế bào xung quanh về sự xuất hiện của “kẻ tấn công”), lượng tế bào phổi bị nhiễm virus EMC đã giảm đi đáng kể.

Điều này mở ra khả năng có thể sử dụng interferon, hiện được dùng để chữa trị một số bệnh do virus gây ra, trong điều trị nhiễm EMC.

Nghiên cứu nói trên do nhà khoa học Thiel ở Viện Sinh học miễn dịch thuộc Bệnh viện Kantonal ở St. Gallen, Thụy Sĩ đứng đầu với sự tham gia của các đồng sự Đức và Hà Lan. Nghiên cứu được công bố ngày 20/2 trên tạp chí “mBio” của Hiệp hội Vi trùng học Mỹ.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video