Phát hiện thú vị: Não dùng mẹo chống lại lão hóa

Lão hóa là một quá trình tất yếu sẽ diễn ra của cuộc sống, nhưng não của chúng ta biết sử dụng một số mẹo giúp cơ thể làm chậm lại tốc độ lão hóa này.

Khi chúng ta già đi, não của chúng ta sẽ tự sắp xếp lại cấu trúc của chính nó nhằm khiến cho phản ứng nhận thức được làm chậm lại, bù đắp năng lượng khiến cho mức độ tập trung được nâng cao hơn. "Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những người lớn tuổi bù đắp suy giảm nhận thức bằng cách kích thích và làm tăng mức độ tập trung", theo lời các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bochum tại Đức cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 17 trẻ em và 10 bệnh nhân cao tuổi tình nguyện tham gia thí nghiệm sắp xếp các vòng tròn với những màu sắc khác nhau vào những mục khác nhau. Cả hai nhóm người tình nguyện viên trẻ và già đều có kết quả phân loại các vòng tròn giống như nhau. Tuy nhiên, ở người già, họ cảm thấy khó phân loại những vòng tròn có màu sắc và hình dạng khác nhau.


Người già sẽ bị làm giảm tốc độ phản ứng và nhận thức để bù đắp cho mức độ tập trung. (Nguồn ảnh: escientificnews).

"Có hai chiến lược chính mà chúng ta sử dụng để phân loại ra các thứ khác nhau. Một là nhìn bao quát hết tất cả và tìm ra những điểm khác biệt. Hai là bắt đầu phân loại từng cá thể một. Người lớn tuổi sẽ cảm thấy khó khăn hơn để chuyển đổi từ một chiến lược này sang một chiến lược khác", nhà nghiên cứu Sabrina Schenk giải thích.

Các nhà nghiên cứu cho thấy não bộ của những người lớn tuổi có xu hướng sử dụng cách phân loại từng cá thể nhiều hơn. Họ sẽ tập trung vào những chi tiết nhỏ, nhìn kỹ hơn và chú ý đến sự chọn lọc nhiều hơn so với nhóm người trẻ. Bộ não là cơ quan quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể con người, nhưng theo thời gian, bộ não con người sẽ bị lão hóa.

Từ 20 tuổi trở đi, trọng lượng của não người giảm 10-20% làm cho não bị teo dần, có thể thấy rõ nhất tại các thùy trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít và teo đi. Điều này dẫn đến sự suy yếu của chức năng thần kinh. Sự suy yếu của chức năng thần kinh không phải là do một bệnh cụ thể nào. Mà nguyên nhân của sự suy yếu này là do tuổi tác khiến cho các mạch máu bị lão hóa, sự co bóp của tim cũng không mạnh như trước khiến cho lưu lượng máu đến nuôi não giảm, oxy đến não cũng kém hơn trước.

Cũng phải kể đến một nguyên nhân nữa là sự lão hóa của các tế bào thần kinh theo tuổi tác. Ở những người cao tuổi mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch... thì quá trình lão hóa hệ thần kinh sẽ nhanh, mạnh hơn so với những người bình thường.


Não bộ của những người lớn tuổi có xu hướng sử dụng cách phân loại từng cá thể nhiều hơn.

Đến tuổi dậy thì, não chứa hầu như đầy đủ neuron thần kinh cho cả đời. Nhưng ở một vài khu vực, để tiếp tục phát triển các tế bào thần kinh mới, cần đến một số tế bào miễn dịch chuyên dụng giữ cho não an toàn bằng cách loại bỏ các tế bào chết hoặc rối loạn chức năng.

Từ hai thập kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các tế bào miễn dịch giải phóng ra các phân tử quan trọng được gọi là thụ thể TAM. Hai trong số các thụ thể TAM được đặt tên là Mer và Axl, giúp các tế bào miễn dịch gọi là đại thực bào "thu gom rác" từ hơn 100 tỉ tế bào chết do cơ thể tạo ra mỗi ngày.

"Chúng tôi phát hiện ra các thụ thể (receptors) trên các tế bào miễn dịch trong não rất cần thiết cho cả trạng thái khỏe mạnh và bị thương tổn. Các thụ thể có thể là mục tiêu điều trị tiềm năng cho chứng thoái hóa thần kinh hoặc rối loạn thần kinh do chứng viêm", giáo sư sinh học Greg Lemke ở viện Salk cho biết.

Cập nhật: 26/09/2016 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video