Phát hiện vết lóa siêu lớn từ sao lùn đỏ

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một vết lóa cường độ gấp hơn 10.000 lần so với vết lóa mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử mặt trời.

>>> Hình ảnh rõ nét nhất của vết lóa mặt trời
>>> Mặt trời phun vết lóa cấp X


NASA ghi nhận hoạt động không tưởng của các vết lóa tại hệ DG CVn - (Ảnh: NASA)

Vết lóa từ mặt trời có thể đánh sập mạng lưới điện trên Trái đất và làm gián đoạn liên lạc viễn thông.

Tuy nhiên, đối với những gì NASA vừa chứng kiến ở sao lùn đỏ láng giềng của hệ mặt trời, ngôi sao trung tâm của chúng ta xem ra vẫn cư xử rất hiền hòa với cư dân địa cầu.

Theo Space.com, một thành viên của hệ sao đôi DG Canum Venaticorum (viết tắt DG CVn) cách Trái đất khoảng 60 năm ánh sáng vừa tung ra một chuỗi các vết lóa mạnh nhất, nóng nhất và dài nhất từng được ghi nhận, với ít nhất 7 đợt bùng nổ trên bề mặt ngôi sao này trong vòng hai tuần.

Ở giai đoạn cao điểm, vết lóa trên sao lùn đỏ ở DG CVn đạt mức nhiệt độ 200 triệu độ C, tức nóng hơn gấp 12 lần so với lõi của mặt trời chúng ta.

Giới thiên văn học ước tính DG CVn được sinh ra khoảng 30 triệu năm trước, có nghĩa là tuổi đời của nó không bằng 0,7% số tuổi của hệ mặt trời.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video