Phát triển thành công sợi kim cương nano

Mới đây một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ đã phát triển thành công sợi kim cương nano. Đây có thể được xem là chất liệu nhân tạo bền nhất, cứng nhất từ trước đến nay và nhỏ hơn sợi tóc con người 20.000 lần.

Việc phát triển thành công sợi kim cương nano được hy vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên công nghệ ứng dụng mới đầy hấp dẫn cho giới khoa học.


Ảnh: Cấu trúc sợi kim cương nano

Tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, các nhà khoa học đã sử dụng một thiết bị bơm áp suất vào một cái bể đặc biệt rộng 6mm chứa đầy benzen - một hợp chất hữu cơ được tạo ra từ cacbon và hydro. Ban đầu các phân tử benzen xếp chồng lên nhau, sau đó chúng bị uốn cong và vỡ ra để tổ hợp cấu trúc lại lần nữa. Cho đến khi các nhà khoa học xả áp suất ra khỏi bể theo một phương cách mới thì các phân tử liên kết lại tạo thành sợi nano mỏng và có cấu trúc y như kim cương.

John Badding, giáo sư hóa học tại trường Đại học Penn State (Mỹ), người dẫn đầu nhóm các nhà khoa học hy vọng sợi kim cương nano không chỉ là chất liệu bền nhất, cứng nhất được tạo ra từ trước tới nay, mà đó còn là chất liệu hữu dụng nhất.

Đây được xem là chất liệu chính giúp giấc mơ "thang máy không gian" đi từ truyện khoa học viễn tưởng ra ngoài đời thực, giúp khai thác hiệu quả năng lượng mặt trời và đưa con người ra ngoài vũ trụ mà không cần đến việc phóng tên lửa. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng tính hiệu quả của nó trước khi đưa vào sử dụng thực tế.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video