Phòng chống tiểu đường bằng các loại đậu

Đậu tương 100 g rửa sạch, sấy khô rồi đem ngâm với 100 ml giấm trong 8 ngày. Mỗi ngày dùng 3-6 lần, mỗi lần 30 hạt đậu. Thuốc có công dụng làm khỏe tì vị, bổ khí dưỡng huyết và làm giảm đường máu.

Một số món ăn từ đậu giúp phòng chống tiểu đường:

-

Đậu phụ
(Ảnh: baobinhdinh)

Đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hạt, thái miếng; cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lát là được, chế đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Công dụng: Thanh nhiệt, làm hết khát, hạ đường huyết, dùng cho người tiểu đường thuộc thể táo nhiệt (miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều).

- Đậu đen 30 g, hoàng tinh 30 g, mật ong 10 g. Đậu đen và hoàng tinh rửa sạch rồi đem hầm kỹ trong 2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được. Ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một bát nhỏ. Công dụng: làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho -người bị bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau đói.

- Đậu phụ 200 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào

Đậu đen (Ảnh: VNE)

chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Trừ mỡ giảm béo, rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có béo bệu, cao huyết áp và bệnh lý động mạch vành tim.

- Đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, chế đủ gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém, hay táo bón.

- Biển đậu 100 g, cà chua 150 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu đậu nành 10 g, xì dầu và gia vị vừa đủ. Cà chua rửa sạch, bổ nhỏ; thịt lợn thái miếng; biển đậu loại bỏ gân xơ, bẻ đoạn, rửa sạch. Đổ dầu đậu nành vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt lợn vào xào trước, tiếp đó bỏ biển đậu và gia vị, đun nhỏ lửa cho đến khi mềm thì cho cà chua vào, đun to lửa, đảo đều tay một lát là được, ăn nóng. Dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biểu hiện miệng khô họng khát, hay chóng mặt buồn nôn, khả năng tiêu hóa và hấp thu kém.

Đậu rựa
(Ảnh: SK & ĐS)

- Đậu rựa (lực đậu) 800 g, cải bẹ 50 g, một ít gừng tươi, dầu vừng hoặc dầu lạc và gia vị vừa đủ. Đậu rựa bỏ hai đầu và gân xơ, bẻ nhỏ và rửa sạch; rau cải loại bỏ tạp chất, rửa sạch và thái vụn, gừng tươi băm nhỏ. Cho dầu vào chảo đun nóng già rồi bỏ đậu rựa vào trước, rau cải vào sau, xào chín cùng với gia vị cho đến khi mềm là được. Dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường, ho khan, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.

- Mộc nhĩ đen 60 g, biển đậu 60 g. Cách chế: hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 9 g. Công dụng: Kiện tỳ dưỡng huyết, làm giảm đường huyết, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường.

- Bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g. Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng; đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video