Phú Thọ nghiên cứu, sản xuất thành công giống cá bỗng quý hiếm

Đề tài "Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá bỗng tại tỉnh Phú Thọ" do Chi cục Thủy sản Phú Thọ nghiên cứu triển khai thực hiện đã và đang đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống và phát triển loại giống cá này cho người dân nuôi theo hướng thương phẩm.

Thành công bước đầu của đề tài đã góp phần tái tạo nguồn gene quý, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Đề tài đã đã tiếp nhận thành công 3 quy trình công nghệ, gồm quy trình nuôi vỗ cá bỗng bố mẹ, quy trình sinh sản nhân tạo cá bỗng và quy trình ương nuôi cá bỗng. Dựa trên cơ sở đó, Chi cục Thủy sản Phú Thọ đã tổ chức nghiên cứu giống cá bỗng này ở 2 loại mô hình: Nuôi cá bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh và mô hình nuôi cá lồng sử dụng thức ăn xanh kết với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh.


Sau 20 tháng nuôi, nuôi cá bỗng khỏe, nhanh lớn, bình quân trọng lượng đạt gần 2kg/con.

Qua nghiệm thu đánh giá, nuôi cá bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh; mô hình nuôi cá lồng sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh. Kết quả đều đạt 100-142% so với mục tiêu đề tài.

Sau 2 năm thực hiện mô hình sản xuất giống cá bỗng: Tỷ lệ thành thục đạt trên 50%, tỷ lệ đẻ đạt hơn 73%, tỷ lệ thụ tinh đạt hơn 55%, tỷ lệ nở 62%, tỷ lệ ương từ bột lên hương đạt 51%...

Theo đánh giá thực tế, mô hình nuôi thương phẩm cá bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp thu được lợi nhuận hơn 126 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi thương phẩm cá bỗng trong lồng sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh thu được lợi nhuận 172 triệu đồng/lồng 100m3 trong cùng một thời gian nuôi 20 tháng.

Ông Thiều Minh Thế, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy cho biết, được Chi cục Thủy sản Phú Thọ hỗ trợ 100% con giống (800 con/lồng) và 50% kinh phí làm lồng, hướng dẫn kỹ thuận nuôi ông đã mạnh dạn nuôi thí điểm 1 lồng. Sau 20 tháng nuôi, nuôi cá bỗng khỏe, nhanh lớn, bình quân trọng lượng đạt gần 2kg/con.

Nếu bán theo giá thị trường hiện nay từ 250.000 đến 300.000/kg thì cũng thu lãi cả trăm triệu đồng, cao hơn gấp 5 đến 6 lần so với các loại giống cá khác.

Nuôi cá bỗng thương phẩm trong lồng hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong ao đất, 1 lồng nuôi có thể tích 100m3 thu được lợi nhuận cao hơn khi nuôi trong ao đất có diện tích 1ha.

Đề tài cũng đã đào tạo được 7 kỹ thuật viên thành thạo mô hình và quan trọng là đã hoàn thiện được các quy trình sản xuất giống phù hợp với địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản bằng cách thả giống cá bỗng trở lại môi trường tự nhiên trên Sông Lô từ nguồn cá nhân tạo, đồng thời tiềm năng nuôi thương phẩm cá bỗng trên sông để nhân rộng mô hình có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho người dân.

Cập nhật: 30/06/2016 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video