Mặc dù chưa có bằng chứng, nhưng những người xây dựng Stonehenge có lẽ đã biết cách tạo nên các tam giác vuông rất hữu hiệu. Giống với nhiều công trình vĩ đại khác, Stonehenge được hoàn thành không phải chỉ trong ngày một ngày hai, mà là qua hàng thế kỷ và tồn tại suốt từ năm 2.500 TCN.
Dù được đặt tên theo nhà toán học Pythagoras thành Samos, định lý “một tam giác là vuông khi ba cạnh a, b, c thỏa mãn công thức a2 + b2 = c2, với a và b là hai cạnh góc vuông và c là cạnh huyền” đã được sử dụng một cách độc lập trong suốt chiều dài lịch sử trên khắp thế giới. Một trong những công trình sử dụng công thức nổi tiếng này là đài tưởng niệm Stonehenge của người Anh.
Tác giả của cuốn “Megalith: Những nghiên cứu về Đá” khi nghiên cứu yếu tố hình học của các khối đá khổng lồ đã phát hiện thấy những người xây dựng Stonehenge có lẽ đã biết điều gì đó về mối liên hệ giữa cạnh huyền với các cạnh đôi.
Công trình xây dựng Stonehenge. (Ảnh: Raduang/iStock).
Tính chất của tam giác vuông trong định lý Pythagoras tỏ ra cực kỳ hữu ích khi đo đạc khoảng cách chính xác giữa các điểm trong tam giác vuông hoặc tứ giác, và có thể được ứng dụng trong nhiệm vụ xây dựng đài tưởng niệm, vẽ sơ đồ các chòm sao hay chia đất, ... Do đó, không có gì quá ngạc nhiên khi manh mối về việc sử dụng định lý này đã được tìm thấy ở các nền văn hóa cổ đại, như Babylon, Trung Hoa và thời kỳ Vệ Đà (Ấn Độ).
Còn lý do mà chúng ta đặt tên Pythagoras cho công thức này lại càng ngẫu nhiên hơn bao giờ hết. Nhà toán học sống vào khoảng thế kỷ thứ Sáu TCN, và các sử gia khi ấy đã ghi chép lại những định lý được chứng minh của ông. Thật không may, giống như rất nhiều văn bản cùng thời, nguồn gốc hay thông tin về tác giả thật sự đã bị lãng quên theo thời gian. Đến nay, các phương pháp chứng minh trong sách giáo khoa tại trường học trên toàn thế giới đều cho rằng đó là định lý của Pythagoras. Tuy nhiên, các nhà toán học hiện đại cũng vẫn chưa thể đưa ra một cách chứng minh khác thuyết phục hoặc ấn tượng hơn của ông.
Cũng theo cuốn “Megalith: Những nghiên cứu về Đá”, ứng dụng của công thức Pythagoras đã được tìm thấy ở nhiều nơi, trong đó có công trình Stonehenge niên đại 4.500 năm. “Chúng tôi đã thấy các tam giác và hình vuông kép – những phiên bản đơn giản của hình học Pythagoras – được áp dụng”, biên tập viên John Matineu nói với Telegraph. “Và kết quả tổng hợp này thu được dựa trên các điểm khác nhau trong lịch mặt trời và lịch mặt trăng”.
Những cạnh của tam giác đã tạo ra các góc mô phỏng lại công thức nổi tiếng. Điều đó cho thấy, mặc dù chưa có bằng chứng, nhưng những người xây dựng Stonehenge có lẽ đã biết cách tạo nên các tam giác vuông rất hữu hiệu. Không chỉ các khối đã đã được dựng theo công thức, mà toàn bộ công trình Stonehenge được cho là cũng tạo thành một tam giác vuông với các mỏ đá nơi chúng được khai thác. Giống với nhiều công trình vĩ đại khác, Stonehenge được hoàn thành không phải chỉ trong ngày một ngày hai, mà là qua hàng thế kỷ và tồn tại suốt từ năm 2.500 TCN. Những vật liệu làm nên Stonehenge có lẽ đã được nhập từ hai nguồn, trong đó có một hòn đảo. Ngoài ra, việc xây dựng cũng được thực hiện liên tục dưới sự giám sát tỉ mỉ của con người.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây mới chỉ là thông tin từ trong một cuốn sách, chứ chưa phải là kết quả của một công trình nghiên cứu đã qua phản biện. Do đó, cần thiết phải có thêm nhiều nghiên cứu để tìm ra thông tin chính xác nhất.