Quá vui sức mạnh tàu chiến Gepard 3.9 mới về Việt Nam

Tuy mang hình dáng giống với 2 chiếc 011 và 012, nhưng tàu chiến Gepard 3.9 mới được đưa về Việt Nam sở hữu tính năng vượt trội.


Một trong những câu hỏi lớn mà chắc chắn nhiều người nghĩ tới lúc này là cặp tàu Gepard 3.9 thứ 2 của Việt Nam liệu có gì khác biệt so với cặp đầu tiên? Trước hết, qua hình ảnh thử nghiệm tàu ở Nga (trong ảnh tàu Gepard 3.9 thứ 3 của Việt Nam mang phiên hiệu “486” khi chạy thử ở Nga), các tàu Gepard 3.9 mới có ngoại hình không mấy khác biệt. (Nguồn ảnh: Shippotting).


Cặp tàu Gepard 3.9 thứ 2 (gồm chiếc vừa về và một chiếc khác vẫn đang nằm ở Nga) được khởi đóng tại nhà máy Zelenodosk vào ngày 24/9/2013, chúng lần lượt được hạ thủy vào ngày 27/4 và 26/5/2016. Đây là nhà máy đã đóng hai chiếc 011 và 012 trước đó. (Nguồn ảnh: Shippotting).


Theo thông báo của nhà máy Zelenodonsk, cặp tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E thứ 2 có kích thước lớn hơn cặp tàu 011 và 012, cụ thể có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 102,4m, rộng 14,4m. Việc mở rộng kích cỡ so với 2 tàu cũ có thể là nhằm tích hợp hệ thống trinh sát và vũ khí chống tàu ngầm. Ngoài ra, cũng có thể là có những thay đổi nhỏ khác bắt buộc phải mở rộng kích cỡ con tàu. (Nguồn ảnh: Shippotting).


Trong ảnh cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 011 và 012 có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102,14m, rộng 13,09m. (Nguồn ảnh: Sina).


Về số lượng thủy thủ đoàn, trong khi 2 tàu cũ cần tới hơn 100 người vận hành thì 2 tàu mới sẽ chỉ cần 84 người. Điều này cho thấy, Gepard 3.9 cải tiến sẽ được nâng cao tính tự động hóa cho phép giảm số lượng thủy thủ dù kích cỡ tàu có lớn hơn. (Nguồn ảnh: Sina).


Về hỏa lực, Gepard 3.9 mới cơ bản vẫn sử dụng hệ thống vũ khí tương đồng với 2 chiếc cũ. Điều đó đảm bảo công tác tiếp nhận tàu, huấn luyện thủy thủ đoàn sử dụng một cách dễ dàng hơn. Trong ảnh, có thể nhận diện tháp pháo AK-176 và module bệ chiến đấu tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU. (Nguồn ảnh: Sina).


Bên cạnh đó, các tàu này vẫn sẽ được trang bị các bệ pháo phòng không bắn nhanh AK-630 6 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn đến 4.500-5.000 phát/phút. Nguồn ảnh: Sina


Các loại radar cảnh giới, thám sát đường không – hàng hải nhìn chung vẫn tương đồng với cặp 011 và 012. (Nguồn ảnh: Sina).


Hỏa lực diệt hạm của con tàu này vẫn là tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng ước tính 130km. Tính toán lý thuyết, một phát bắn Kh-35 có thể đánh chìm được một tàu chiến cỡ 5.000 tấn. (Nguồn ảnh: Shippotting).


Điểm khác biệt lớn nhất của 2 tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam đó là nó sẽ trang bị hệ thống định vị thủy âm (gắn trên thân tàu) dùng để phát hiện, theo dõi, xác định vị trí tàu ngầm và hệ thống vũ khí diệt tàu ngầm. Thậm chí, nhà máy Zelenodolsk đã gọi 2 tàu Gepard mới dành cho Việt Nam là “tàu chiến săn ngầm” ý chỉ Gepard sẽ sở hữu khả năng chống ngầm mạnh mẽ. Trong ảnh, dấu đỏ đánh dấu “nghi vấn” bệ phóng ngư lôi được lắp tại đó. (Nguồn ảnh: Shippotting).


Ngoài ra, Gepard 3.9 cải tiến sẽ trang bị hệ thống động lực mới cho phép tàu đạt tốc độ tối đa tới 29 hải lý/h (cao hơn so với 28 hải lý/h 2 tàu Gepard cũ). (Nguồn ảnh: Sina).

Cập nhật: 01/03/2018 Theo baomoi/kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video