"Quái vật ăn cát" của Trung Quốc nuốt chửng 40 mẫu sa mạc một ngày, được ví như cỗ máy in tiền khổng lồ

Trung tâm của lòng chảo Tarim (thuộc Tân Cương, Trung Quốc) là sa mạc Taklamakan - sa mạc lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ 2 trên thế giới. 

"Biển tử thần" Taklamakan có diện tích lên đến 320.000km vuông với khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Có một thực tế là quốc gia rộng thứ ba thế giới đã phải hứng chịu tình trạng sa mạc hóa suốt 70 năm qua.


Sa mạc Taklamakan có diện tích lên đến 320.000km2.

Sa mạc hóa nghiêm trọng nhất là vùng Tây Bắc Trung Quốc, phía Bắc Trung Quốc. Mỗi khi có bão cát lớn, các vùng Bắc Kinh, Thiên Tân, Tây An và các thành phố khác sẽ bị cát vàng bao phủ.

Để xanh hóa sa mạc Taklamakan nói riêng và nhiều vùng sa mạc/khô hạn khác nói chung, Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong việc phát minh các cỗ máy có thể biến những "vùng đất chết" thành nơi xanh tươi, mang lại kinh tế.

"Quái vật ăn cát" của Trung Quốc

Trong quá trình đấu tranh lâu dài với sa mạc hóa, Trung Quốc đã nuôi dưỡng một loại "quái vật ăn cát" có thể khiến 40 mẫu cát biến mất trong một ngày. "Quái vật" này được Trung Quốc phát minh năm 2016.

News.sciencenet.cn hồi đó đưa tin, "quái vật ăn cát" này là một cỗ xe lớn - được thiết kế để giúp người dân ở vùng sa mạc quản lý cát, trồng cây (biến sa mạc thành đất trồng cây) do Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh (Trung Quốc) phát minh cách đây 6 năm.

Đây là thiết bị tự hành tích hợp các chức năng cố định cát ba chiều, phun, trồng cỏ rời, cắt gốc cây và tưới tiêu. Nó chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực chắn gió và cố định cát, quản lý môi trường và phục hồi thảm thực vật ở sa mạc, vùng cát, vùng Gobi và các vùng sa mạc hóa ở Trung Quốc.


Trung Quốc đã phát minh ra cỗ máy có thể biến những "vùng đất chết" thành nơi xanh tươi, mang lại kinh tế.

Được biết, phương tiện/xe cố định cát ba chiều đa chức năng do Giáo sư Liu Jinhao của trường Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh phát triển có thể thúc đẩy quá trình xanh hóa sa mạc, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc chắn gió, cố định cát và cải thiện sinh thái ở các sa mạc và khu vực biên giới đầy cát ở quốc gia này.

Hiệu quả rất tối ưu

Hiệu suất trồng cây là 2.000 cây con mỗi giờ, hiệu suất cắt cây bụi là 2.860 mét vuông mỗi giờ, và hiệu suất phun thuốc thực vật là 0,61 ha mỗi giờ.

Trung Quốc là một quốc gia đông dân nên rất cần nhiều diện tích đất canh tác, nếu không chiến đấu với sa mạc hóa, thì sẽ rất lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất ngũ cốc và sự phát triển của chăn nuôi.


Cỗ xe này được thiết kế để giúp người dân ở vùng sa mạc quản lý cát, trồng cây.


Cỗ máy được sử dụng trong lĩnh vực chắn gió và cố định cát.

Bất chấp những khó khăn đó, Trung Quốc phải nỗ lực rất nhiều. Trong 40 năm qua, quốc gia này đã trồng 66 tỷ cây ở vùng sa mạc để xanh hóa.

Điều này là nỗ lực của vô số người "chiến đấu" với cát từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự ra đời của "quái vật ăn cát", người dân tại các vùng sa mạc khô cằn đã được tiếp sức rất nhiều.

Chỉ trong một ngày, nó có thể "nuốt chửng" 40 mẫu cát, giúp xử lý sa mạc thành đất trồng cây cho người dân. Trong 1 giờ, "quái vật" này có thể trồng 2.000 cây con trong một giờ.

Chưa hết, cỗ máy này chỉ mất 3 đến 6 tháng để hoàn thành khu vực sa mạc mà ban đầu nhiều người phải xử lý trong 1 năm.

Nhờ đó, nó có thể cải thiện năng suất cây trồng, giúp người dân có thêm thu nhập đều đặn hàng năm.

Việc trồng cây ở sa mạc vô cùng khó khăn:

Đầu tiên là chọn vị trí, không phải sa mạc nào cũng có thể trồng cây, bạn phải chọn vùng cát có nước ngầm. Vì vậy, việc trồng trọt trên sa mạc thường bắt đầu từ rìa sa mạc, từ ngoài vào trong.

Một khi đã tìm được địa điểm, dự án trồng cây không thể được thực hiện dễ dàng mà phải chọn đúng loài cây.

Chính xác mà nói, ban đầu, cây sa mạc được trồng với những cây bụi thấp, chẳng hạn như hắc mai biển và cỏ kim Achnatherum splendens.

Thứ hai, thời tiết ở sa mạc rất xấu, ban ngày nắng gắt, ban đêm nhiệt độ lại hạ thấp. Mỗi khi có bão cát, cát có thể phá hủy cây trồng, gió mạnh có thể khiến cây bật gốc.

Do đó, khi công nghệ vào cuộc, những khó khăn này phần nào được khắc phục, giúp người dân gia tăng sản xuất, cải thiện đời sống hàng ngày.

Cập nhật: 27/01/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video