Rắn độc cắn mà không chết

Ông Graeme Gow, chủ một trang trại nuôi các loại bò sát ở Australia đã bị rắn độc cắn tới 142 lần, trong đó có 3 lần bị rắn inland taipan (chỉ có ở Australia - được coi là loài rắn độc nhất thế giới) cắn nhưng vẫn sống sót.

Graeme Gow với các con rắn. (Ảnh: ecouniverse.com)
Trong khi đó, lượng nọc độc tiết ra trong 1 lần cắn của loài rắn này có thể gây tử vong cho 127 người có trọng lượng bình quân 80 kg. Đây quả là hiện tượng lạ từ trước đến nay, khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên và vào cuộc nhằm tìm ra sự thực. Qua nhiều nghiên cứu, người ta phát hiện đây là hiện tượng kháng nọc rắn.

Theo các chuyên gia thuộc Bệnh viện Hoàng gia Darwin (Australia) và Trung trâm nghiên cứu phòng thí nghiệm nọc độc ở Anh, thì hiện tượng kháng nọc độc không chỉ có ở con người mà có cả ở những loài động vật khác, nhất là các loài ăn rắn độc. Chúng không chỉ có khả năng kháng nọc độc mà còn có thể tiêu thụ một lượng lớn nọc độc mà không hề hấn gì. Ví dụ loài thú có túi ở châu Mỹ và Australia, tên là Amer (opossium), có thể dung nạp một lượng nọc độc của rắn chuông với độc tố có thể gây tử vong cho các loại động vật có vú khác, thậm chí chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng gây chết cho một con ngựa khoẻ mạnh. Nhưng lạ một điều là, nếu bị rắn hổ mang cắn, Amer sẽ lăn đùng ra chết ngay.

Một số loài động vật ăn thịt rắn cũng có khả năng kháng nọc rắn tốt như cầy mongoose - loài động vật ăn thịt ở vùng nhiệt đới, có thể ăn rất nhiều rắn độc khác nhau, kể cả hổ mang, rắn chuông mà không sao.

Các loài rắn độc cũng có khả năng kháng lại nọc độc của chính chúng, tuy mức độ không đồng nhất giữa các loài. Bằng chứng là có những con rắn độc khi đánh nhau để tranh cướp mồi hay bạn tình đã sử dụng hệ thống nọc độc của mình tấn công đối phương và bị đối phương cắn trúng, nhưng vết thương của chúng cũng chỉ bị sưng một thời gian rồi tự khỏi. Có trường hợp ngoại lệ, rắn độc tự kết liễu đời mình bằng cách cắn vào cơ thể và tử vong chỉ trong vài giờ. Hiện tượng này cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được.

Sở dĩ các loài rắn độc ăn thịt nhau mà không việc gì là do trong máu của chúng có chứa hợp chất gọi là "yếu tố bảo vệ" và người ta tin rằng yếu tố này có thể tạo ra một loại thuốc kháng nọc độc, có tên antivenene, giúp con người điều trị các vết rắn cắn một cách hữu hiệu nhất.

Saul Wei, một chuyên gia về rắn độc người Australia đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm để chứng minh khả năng kháng nọc độc, phục vụ mục đích nghiên cứu tìm ra một loại kháng thể giúp điều trị người bị rắn cắn. Trong nghiên cứu, ông đã tìm được một người đàn ông tên là Charles Tanner ở bệnh viện Alfred Melbourne, tình nguyện làm vật thí nghiệm. Người ta tiêm vào cơ thể anh này một lượng nọc của rắn hổ mang bành với mức tăng dần từ 0,002 mg đến 25 mg, trong thời gian 13 tháng. Kết quả khi dùng ở liều cao nhất, có thể giết chết 30 người khoẻ mạnh, cơ thể của Tanner vẫn không hề hấn gì.

Đây là hiện tượng rất lạ, không khác gì khả năng của Graeme Gow nói trên.... Mọi việc vẫn còn chờ lời giải từ các nhà khoa học với các nghiên cứu quy mô lớn hơn.

Theo Tài Hoa Trẻ, OS, VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video