Ruồi giấm phát hiện tế bào ung thư

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ năng cảm nhận mùi của ruồi giấm để phân biệt (tìm ra) các loại tế bào ung thư so với tế bào bình thường và có khả năng phân loại các tế bào ung thư khác nhau.

>>> Ung thư có niên đại cổ nhất thế giới

Nhóm các nhà khoa học tại đại học Konstanz được lãnh đạo bởi tiến sĩ Giovanni Galizia đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Scientific Report, theo đó là cách tận dụng khứu giác của loài ruồi giấm Drosophilae biến đổi gene để phân biệt các loại tế bào.


Ảnh: en.academic.ru

Râu của ruồi sẽ cảm thụ mùi kế tiếp là chuỗi phản ứng đối với tế bào thần kinh rồi dưới kính hiển vi sẽ cho ra hình ảnh kỹ thuật huỳnh quang để phân biệt tế bào lành hoặc bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật và mô hình thần kinh để so sánh tế bào khỏe mạnh và 5 loại tế bào ung thư vú khác nhau.

Trang tin UPI dẫn lời Alja Lüdke một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết kỹ thuật này cho phép không chỉ phân biệt tế bào bệnh với tế bào thường mà còn giúp phân biệt các loại tế bào ung thư qua cảm nhận từ râu của ruồi giấm.

Tiến sĩ Giovanni Galizia nhận định đây là điều rất mới và ngoạn mục cho ra kết quả với định lượng và kết quả xét nghiệm với độ nhạy cực cao từ một hữu thể sống mà không cần đến mũi điện tử hoặc sắc ký khí.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video