Sản xuất gạch từ bụi Mặt trăng xây khu định cư ngoài Trái đất

Bụi mặt trăng có thể được sử dụng để đóng gạch giúp các phi hành gia định cư dài hạn trên Mặt Trăng trong tương lai.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tiết lộ loại gạch mặt trăng mới nhất có thể sẽ sớm được sử dụng để xây căn cứ trên Mặt Trăng, Long Room đưa tin. Loại gạch này là khởi điểm để xây dựng căn cứ vĩnh viễn trên Mặt Trời, chấm dứt sự phụ thuộc của các nhà thám hiểm vào nguồn vật tư đến từ Trái Đất.

"Gạch mặt trăng sẽ được làm từ bụi", Aidan Cowley, cố vấn khoa học của ESA, cho biết. "Bạn có thể tạo ra những viên gạch cứng từ bụi để xây đường và bệ phóng, hoặc khu định cư giúp bảo vệ phi hành gia trước môi trường khắc nghiệt của mặt trăng".


Lớp bụi đất mịn như bột này có ở mọi nơi, hứa hẹn trở thành nguyên liệu lý tưởng để sản xuất gạch.

Bề mặt Mặt Trăng được bao phủ bởi lớp bụi mịn màu xám. Lớp bụi đất mịn như bột này có ở mọi nơi, hứa hẹn trở thành nguyên liệu lý tưởng để sản xuất gạch. ESA đã tiến hành nhiều thí nghiệm cán, nung và đóng gạch. Họ kết luận các viên gạch rất giống gạch sử dụng trên Trái Đất. Đất mặt trăng là vật liệu bazan cấu tạo từ silicate, đặc điểm phổ biến ở những thiên thể có hoạt động núi lửa.

"Mặt Trăng và Trái Đất có chung lịch sử địa chất, và không khó để tìm thấy vật liệu tương tự những gì phát hiện được trên Mặt Trăng, trong vết tích của dòng dung nham", Aidan giải thích.

Khoảng 45 triệu năm trước, các vụ phun trào xảy ra ở vùng quanh Cologne, Đức. Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm phi hành gia châu Âu (EAC) ở gần đó phát hiện bột núi lửa trong khu vực rất giống thành phần trong bụi mặt trăng. Vật liệu thay thế bụi mặt trăng ở châu Âu này có tên EAC-1. Dự án Spaceship EAC đang nghiên cứu EAC-1 để chuẩn bị công nghệ và thiết kế cho việc thám hiểm mặt trăng trong tương lai. "Một trong những điểm tuyệt vời của đất mặt trăng là chứa 40% oxy", Aidan nói.

Dự án EAC nghiên cứu cách thu thập oxy trong đất và sử dụng nguồn oxy này để giúp phi hành gia kéo dài thời gian sống trên Mặt Trăng. Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ, bụi mặt trăng bị tích điện. Điều này có thể khiến các hạt tách khỏi bề mặt. Erin Tranfield, thành viên trong đội nghiên cứu bụi mặt trăng của ESA, nhấn mạnh chúng ta vẫn cần hiểu rõ bản chất tĩnh điện của bụi mặt trăng. Các nhà khoa học vẫn chưa biết về sự tích điện hóa học của bụi cũng ảnh hưởng đối với xây dựng.

Cập nhật: 23/08/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video