Sao chổi của thế kỷ bị phá hủy khi bay gần Mặt trời

Sao chổi Ison, được mệnh danh là “sao chổi của thế kỷ”, đã bị phá hủy khi bay quá gần Mặt trời rạng sáng nay 29/11.

>>> Sao chổi ISON có thể quan sát bằng mắt thường

Theo Hãng tin BBC, bất chấp kích cỡ khổng lồ, sao chổi Ison đã tan vỡ trước sức nóng khủng khiếp và lực hấp dẫn của Mặt trời. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xác nhận sao chổi Ison đã “chết” vào lúc gần sáng.


Ảnh do NASA công bố cho thấy sao chổi Ison lao về phía Mặt trời - (Ảnh: Reuters)

Sao chổi Ison thu hút sự chú ý của rất nhiều chuyên gia quốc tế sau khi hai nhà thiên văn học Vitali Nevski và Artyom Novichonok phát hiện ra nó vào năm 2012. Vật thể rộng 2km xuất phát từ rìa của Hệ mặt trời, lao thẳng vào khu vực trung tâm. Nó được hình thành từ khoảng 4 tỉ năm trước đây.

Các chuyên gia đã hi vọng sẽ được chứng kiến nó bay qua bầu trời Trái đất và tỏa sáng trong nhiều tuần lễ. Nghiên cứu sao chổi Ison cũng sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về khu vực rìa Hệ mặt trời. Tuy nhiên càng đến gần Mặt trời nó càng bốc hơi, xả ra bụi kéo thành vệt trong không gian.

Bay gần Mặt trời, sao chổi Ison đụng vào khu vực có nhiệt độ lên tới 2.000 độ C. Và lực hấp dẫn khủng khiếp của Mặt trời đã xé tan nhân của sao chổi.

Trong thời gian tới, giới khoa học vẫn có cơ hội quan sát nhiều sao chổi. Tháng 10/2014, sao chổi Siding Spring sẽ bay ngang qua sao Hỏa ở khoảng cách 100.000km. Một tháng sau, ESA sẽ đưa tàu vũ trụ tới sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video